Chế độ thai sản cho người khuyết tật mới nhất

Câu hỏi:

Cho tôi hỏi người khuyết tật mang thai, nuôi con nhỏ được hưởng chế độ thai sản như thế nào? Xin cảm ơn.

Luật sư Thu Huế trả lời:

Theo quy định của pháp luật thì người khuyết tật không thuộc trường hợp người khuyết tật nặng hay đặc biệt nặng (dựa trên kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật) thì sẽ hưởng chế độ thai sản của nữ lao động bình thường. Cụ thể nếu nữ lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản được nêu tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật này.

Trường hợp nữ lao động khuyết tật là người khuyết tật nặng hay đặc biệt nặng được trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định  như sau:

 “1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

b) Người khuyết tật nặng.

2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”

Do đó, nếu nữ lao động khuyết tật nặng hay đặc biệt nặng mà mang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi sẽ được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bên cạnh trợ cấp xã hội mà người này được hưởng do bản thân bị khuyết tật.  

Như vậy có hai khoản hỗ trợ mà phụ nữ khuyết tật nặng, đặc biệt nặng khi mang thai được hưởng là trợ cấp xã hội hàng tháng dành cho người khuyết tật nặng và hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng dành cho người khuyết tật mang thai.

Điều 17 Nghị định 28/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật quy định Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng như sau:

a) Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;

b) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

c) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang nuôi từ hai con trở lên dưới 36 tháng tuổi;

Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:

Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 0335470534

Trên đây là toàn bộ thông tin mà bạn cần tham khảo. Nếu có điều gì thắc mắc về vấn đề trên, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp kịp thời nhất nhé!

0/5 (0 Reviews)

Luật Sư Thu Huế

Luật sư Thu Huế tên đầy đủ là Phạm Thị Thu Huế. Cô là Luật Sư chuyên về các vấn đề về kinh tế. Vừa điều hành văn phòng luật sư Thu Huế vừa là tác giả của website vpluatsuthuhue.com để cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Thủ tục đầu tư trong nước và ra nước ngoài. Thủ tục đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam. Thủ tục thực hiện các giấy phép con trong kinh doanh. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ và thủ tục điều chỉnh các giấy phép kinh doanh.

Trả lời