Kinh doanh sai địa điểm đã đăng ký bị phạt như thế nào
Việc kinh doanh sai địa điểm đã đăng ký không hề hiếm gặp. Rất nhiều doanh nghiệp đang gặp phải lỗi này trong hoạt động kinh doanh của mình. Lỗi này bị xử phạt ra sao? Các quy định cụ thể như thế nào? Trong bài viết này Văn Phòng Luật Sư Thu Huế sẽ giúp bạn tìm hiểu điều đó một cách chi tiết nhất!
Mục lục
- 1. Tình hình thực tế về việc kinh doanh sai địa điểm đã đăng ký
- 2. Tình hiểm cụ thể việc kinh doanh sai địa điểm đã đăng ký bị phạt bao nhiêu tiền
- 3. Làm sao để tránh bị xử phạt vì hành vi kinh doanh sai địa điểm
- Lời kết
1. Tình hình thực tế về việc kinh doanh sai địa điểm đã đăng ký
Trong thực tế, việc kinh doanh của doanh nghiệp hay các hộ cá thể đều được quản lý một cách nghiêm ngặt. Theo đó, việc này phải diễn ra tại đúng địa chỉ đã được đăng ký trong Giấy phép đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp hoặc các hộ kinh doanh cá thể không thực hiện việc kinh doanh đúng địa điểm. Tình trạng này có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này:
+ Doanh nghiệp mở thêm địa điểm kinh doanh mới nhưng không thực hiện đầy đủ công tác đăng ký.
+ Hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp có nhu cầu chuyển địa điểm kinh doanh tới một nơi mới nhưng không thực hiện thay đổi thông tin với cơ quan quản lý.
Khi đó, hoạt động KD của các doanh nghiệp sẽ được xét là diện kinh doanh sai địa điểm đã đăng ký. Vậy hành vi vi phạm đó sẽ bị xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu về điều đó một cách cụ thể hơn với những thông tin dưới đây nhé.
2. Tình hiểm cụ thể việc kinh doanh sai địa điểm đã đăng ký bị phạt bao nhiêu tiền
Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về việc kinh doanh sai địa điểm đối với từng chủ thể. Bạn sẽ hiểu được mức phạt đối với việc kinh doanh không đúng địa chỉ đăng ký, đổi địa điểm mà không thông báo với cơ quan quản lý.
Tìm hiểu về việc doanh nghiệp kinh doanh sai địa điểm đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Khi doanh nghiệp đăng ký địa điểm KD, việc KD sẽ phụ thuộc vào địa điểm đó. Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểm về trường hợp này nhé.
Căn cứ pháp lý
Việc này đã được quy định cụ thể trong Khoản 7 – Điều 1 – Nghị định 124/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, thông tin sửa đổi của nghị định 185/2013/NĐ-Cp cũng có quy định cụ thể về điều này.
Doanh nghiệp KD sai địa điểm đã đăng ký sẽ bị phạt như thế nào?
Theo căn cứ pháp lý trên, có thể thấy được hình phạt đối với doanh nghiệp kinh doanh sai địa điểm đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng.
Bên cạnh ra, nghị định cũng chỉ rõ mức xử phạt với những hành vi vi phạm hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp như sau:
+ Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đối với những hành vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của Chính phủ.
+ Áp dụng hình thức phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với những hành vi tiếp tục thực hiện kinh doanh dù đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động. Với những doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký KD nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động KD, mức xử phạt cũng tương tự.
Trong những trường hợp cụ thể, các doanh nghiệp cần có biện pháp xử lý phù hợp. Từ đó, tiếp tục thực hiện việc kinh doanh để phát triển hoạt động mà không vi phạm pháp luật.
Tìm hiểu về trường hợp doanh nghiệp kinh doanh sai địa điểm đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Với những hộ kinh doanh cá thể, Nhà nước cũng đưa ra những biện pháp quản lý nhất định. Vậy khi hộ KD cá thể thực hiện việc kinh doanh sai địa điểm sẽ bị phạt như thế nào? Cùng tìm hiểu cụ thể nhé.
Quy định của Pháp luật
Vấn đề này đã được Chính phủ quy định rõ rệt trong các Nghị định, thông tư liên quan. Trong đó, 2 căn cứ pháp lý quan trọng nhất của vấn đề này là:
+ Nghị định số 155 ban hành năm 2013 của Chính phủ 155/2013/NĐ-CP. Đây chính là nghị định quy định về việc xử phạt những vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư trên địa bàn cả nước.
+ Nghị định số 78/2015/NĐ – CP được ban hành vào năm 2015. Trong đó có quy định rất rõ về nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp cùng các tổ chức trên cả nước.
Mức xử phạt đối với hộ kinh doanh cá thể hoạt động kinh doanh sai địa điểm
Với những căn cứ Pháp lý trên đây, chúng ta có thể chỉ rõ được những thông tin liên quan đến việc xử phạt những hành vi sai phạm này. Cụ thể như sau:
+ Những hộ kinh doanh cá thể không thực hiện việc kinh doanh đúng địa điểm đăng ký được xem là có hành vi vi phạm. Khi đó, mức xử phạt là từ 3 đến 5 triệu đồng.
+ Hiện tại, mỗi hộ kinh doanh cá thể chỉ được phép đăng ký một địa điểm KD, 1 hộ KD duy nhất. Do đó, những sai phạm trong vấn đề này sẽ bị xử lý một cách nghiêm ngặt nhất.
Ngoài ra, những hành vi khác nhau liên quan tới vấn đề này có thể xử lý như sau:
+ Thực hiện gian lận để tiến hành kinh doanh nhiều hơn một địa điểm.
+ Sử dụng những hành vi gian lận để đăng ký kinh doanh nhiều hơn 1 hộ KD.
+ Đối với việc không báo cáo tình hình KD với cơ quan quản lý, đặc biệt là khi có yêu cầu của những cơ quan quản lý cấp huyện, hình thức xử phạt cũng tương tự.
Đặc biệt, với những hộ kinh doanh cá thể không thực hiện kê khai thông tin kinh doanh, hồ sơ kinh doanh một cách trung thực bị xử phạt rất nghiêm. Những hành vi đăng ký thay đổi nội dung kinh doanh không phù hợp cũng sẽ bị xử phạt một cách nghiêm túc. Mức phạt hành chính với trường hợp này là từ 5 đến 7 triệu đồng.
3. Làm sao để tránh bị xử phạt vì hành vi kinh doanh sai địa điểm
Có thể thấy rằng, việc KD sai địa điểm sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt khá cao. Đặc biệt, hành vi này nếu tái phạm còn có thể bị rút giấy phép kinh doanh. Từ đó, ảnh hưởng tới việc kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, dù là doanh nghiệp hay những hộ KD cá thể đều cần chú ý để tránh rơi vào trường hợp kinh doanh sai địa điểm đã đăng ký với cơ quan quản lý.
Nếu bạn đang lo lắng về điều này, hãy xem ngay những giải pháp sau đây:
+ Nhanh chóng thực hiện đăng ký địa điểm kinh doanh mới khi có nhu cầu mở rộng quy mô, hoạt động kinh doanh. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ gắn biển tên cho địa điểm kinh doanh tại trụ sở công ty, điểm KD đó theo đúng các quy định của pháp luật.
+ Đối với trường hợp doanh nghiệp hay những hộ KD cá thể có nhu cầu chuyển địa điểm. Cần nhanh chóng thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh. Từ đó, cập nhật địa chỉ hoạt động KD trên cổng thông tin về doanh nghiệp. Lúc này, bạn có thể hoạt động kinh doanh tại địa điểm mới một cách an toàn và hợp pháp đấy.
Lời kết
Như vậy, bạn đã có thể hiểu được việc kinh doanh sai địa điểm sẽ bị xử lý như thế nào. Đồng thời, nắm được những thông tin, quy định của chính phủ về điều đó.
Trong trường hợp có bất kỳ băn khoăn nào liên quan tới lĩnh vực này, hãy liên hệ ngay với Văn Phòng Luật Sư Thu Huế. LÀ đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn Luật, chúng tôi sẽ giúp bạn có được lời khuyên hữu ích trong việc kinh doanh đấy.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THU HUẾ – NƠI NIỀM TIN NHÂN ĐÔI
- Địa chỉ trụ sở: Số 02 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành Phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
- Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội.
- Giám đốc văn phòng: Luật sư Phạm Thị Thu Huế.