Một số điều cần biết về mã số thuế của địa điểm kinh doanh mới nhất 2020

Thành lập một địa điểm kinh doanh mới ngoài việc phải lo lắng sắp xếp rất nhiều các yếu tố thì thuế cũng là một vấn đề lớn khiến bạn phải lưu tâm. Kê khai thuế ra sao? Mã số thuế của địa điểm kinh doanh mới được quy định như thế nào? Hãy cùng Văn Phòng Luật Sư Thu Huế giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé.

Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh được quy định rất rõ ràng trong Luật doanh nghiệp của nhà nước. Với nhiều điều khoản khác nhau và không ngừng được sửa đổi để phù hợp với điều kiện phát triển và bối cảnh kinh tế chung của đất nước.

Luật năm 2005

Theo đó, trong Luật doanh nghiệp ra đời năm 2014 quy định “Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức và thực hiện”. 

Trước đó, Luật doanh nghiệp năm 2005 coi “trụ sở chính” là một địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp thì đến năm 2014 luật đã sửa đổi. Quy định “địa điểm kinh doanh có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính”. 

Hay nói cách khác địa điểm kinh doanh chính là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Nó không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. 

Luật năm 2014

Tính đến trước tháng 7/2015 địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được cấp và hiển thị chung trên Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Kể từ sau khi Luật doanh nghiệp 2014 được thi hành thì Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được cấp bởi một Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng song song với Giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp.

Luật năm 2018

Năm 2018, Nghị định 108/2018/NĐ-CP ra đời và có hiệu lực từ tháng 10/2018 đã bãi bỏ việc doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. 

Theo đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Mà không phải làm thủ tục nhập chi nhánh trước rồi mới lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh nếu khác tỉnh với trụ sở chính như quy định trước đây. 

Cùng với quy định trên, Nghị định này cũng đưa ra một số lưu ý khi thực hiện việc thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh trong đó có các lưu ý cụ thể về thuế của địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó địa điểm kinh doanh cũng cần phải thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài.

Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, xin mời quý độc giả tiếp tục theo dõi bài viết của chúng tôi.

Quy định về mã số thuế của địa điểm kinh doanh mới nhất năm 2020

Quy định về mã số thuế của địa điểm kinh doanh được thể hiện riêng biệt theo 2 trường hợp cụ thể là: 

  • Trường hợp các địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính 
  • Trường hợp các địa điểm kinh doanh khác tỉnh, thành phố với nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. 

Nội dung quy định với 2 trường hợp này được thể hiện chi tiết như sau:

Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, hoặc chi nhánh thì lập tờ khai thuế môn bài sử dụng mã số thuế (MST) của doanh nghiệp hoặc chi nhánh mà không cần xin cấp mã số thuế riêng.

  • Quy định về cơ quan quản lý thuế: Đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, mức thuế môn bài được áp dụng là 1.000.000 đồng/năm. Ngoài ra không phải nộp thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp. Với trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.
  • Quy định về nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố mà doanh nghiệp dự định đặt địa điểm kinh doanh là nơi  tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Quy định về nộp lệ phí môn bài: Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, doanh nghiệp có thể kê khai thuế môn bài cùng với công ty mẹ. Việc nộp thuế có thể được thực hiện qua trang Thuế điện tử của Tổng cục thuế. Địa Việc nộp Tờ khai thuế môn bài được thực hiện theo mẫu 01, kê khai theo mã số thuế của công ty mẹ và nộp về Chi cục thuế cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và địa điểm kinh doanh.

Với địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính

Theo quy định của nghị định 108/2018/NĐ-CP, được sửa đổi từ nghị định 78/20178/NĐ-CP thì địa điểm kinh doanh có thể được thành lập ngoài trụ sở chính mà không cần phải thành lập chi nhánh. 

Khi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh (mà không thành lập chi nhánh) khác tỉnh với trụ sở chính thì về đăng ký thuế, Chi cục Thuế quản lý địa điểm kinh doanh cấp mã số thuế (mã 13 số) cho địa điểm kinh doanh, hướng dẫn công tác quản lý thuế, in thông báo mẫu 11-MST gửi cho đơn vị chủ quản và địa điểm kinh doanh. Cụ thể như sau:

  • Quy định về phân công cơ quan thuế quản lý: Căn cứ vào nhiệm vụ thực tế chuyên môn, Cục thuế thực hiện phân công cơ quan thuế quản lý đối với các địa điểm kinh doanh tại Danh sách địa điểm kinh doanh có doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp đóng trụ sở tại địa phương cấp tỉnh khác trên hệ thống TMS và được thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế được phân công quản lý thuế.
  • Quy định về đăng ký thuế: Theo quy định về đăng ký thuế, cơ quan thuế được giao nhiệm vụ quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ vào thông tin tại Danh sách địa điểm kinh doanh đã được Cục thuế phân công quản lý thuế trên địa bàn. Khi doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký thuế thành công sẽ được cấp mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh, gửi thông báo mã số thuế (mẫu số 11 – MST) cho đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh và địa điểm kinh doanh biết để kê khai, nộp thuế cho địa điểm kinh doanh.
  • Quy định về kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng: Việc này được đơn vị quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh hướng dẫn tới đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh. Theo đó cơ quản quản lý thuế sẽ hướng dẫn sử dụng mã số thuế 13 số địa điểm kinh doanh để kê khai và nộp.

Như vậy, với địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính thì sẽ được cấp mã số thuế 13 số. Đây là mã số riêng được cấp cho doanh nghiệp để kê khai và nộp thuế môn bài tại chi cục thuế quản lý địa điểm kinh doanh.

Quy định về mã số thuế 13 số của doanh nghiệp

Mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là mã số thuế đặc biệt được cấp cho các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Đây là đơn vị phụ thuộc vào của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014. 

Doanh nghiệp sử dụng MST 13 số của địa điểm kinh doanh để kê khai và nộp thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh với chi cục thuế được phân công quản lý thuế.Trên đây là tổng hợp thông tin cơ bản về mã số thuế của địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này của Văn Phòng Luật Sư Thu Huế sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn khi thành lập địa điểm kinh doanh mới. Nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ về mặt pháp lý nhanh chóng và đúng luật hãy liên hệ với chúng tôi!

0/5 (0 Reviews)

Luật Sư Thu Huế

Luật sư Thu Huế tên đầy đủ là Phạm Thị Thu Huế. Cô là Luật Sư chuyên về các vấn đề về kinh tế. Vừa điều hành văn phòng luật sư Thu Huế vừa là tác giả của website vpluatsuthuhue.com để cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Thủ tục đầu tư trong nước và ra nước ngoài. Thủ tục đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam. Thủ tục thực hiện các giấy phép con trong kinh doanh. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ và thủ tục điều chỉnh các giấy phép kinh doanh.

Trả lời