Hướng dẫn đăng ký thêm địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế từ A-Z
Khi có thêm một địa điểm kinh doanh (ĐĐKD), doanh nghiệp cần làm việc những đơn vị quản lý thuế. Việc đăng ký thêm địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế giúp DN thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ cần thiết. Từ đó, giúp ĐĐKD có thể đi vào hoạt động hợp pháp và thuận tiện. Văn phòng Luật Sư Thu Huế sẽ hướng dẫn bạn chi tiết trong bài viết này.
Mục lục
1. Quy định về địa điểm kinh doanh
Hiện tại, nước ta đã có những quy định rõ ràng về địa điểm kinh doanh. Dưới đây là những thông tin cơ bản về khái niệm này.
1.1. Địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh chính là nơi doanh nghiệp tiến hành, thực hiện những hoạt động kinh doanh cụ thể. Những hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa đều có thể diễn ra tại đây.
Hiện tại, các doanh nghiệp có thể đăng ký địa điểm KD cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính. Từ đó, đảm bảo việc mở rộng hoạt động, quy mô kinh doanh được thuận tiện nhất.
1.2. Những thay đổi trong quản lý địa điểm kinh doanh
Trước ngày 01/07/2015, địa điểm KD sẽ được cấp bởi một nội dung trong ĐKKD của doanh nghiệp sở hữu. Hiện tại, khi luật Doanh nghiệp 2014 đã có hiệu lực thì điều này có chút đổi khác. Theo đó, ĐĐKD sẽ sở hữu một giấy đăng ký hoạt động riêng. Nó được sử dụng song song với Giấy chứng nhận đăng ký DN.
2. Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh cần thủ tục gì?
Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu đăng ký ĐĐKD, việc hoàn tất những thủ tục là cần thiết. Dưới đây, Văn phòng Luật sư Thu Huế sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về thủ tục này.
2.1. Hồ sơ thông báo địa điểm kinh doanh
Về hồ sơ nộp cho cơ quan quản lý, cần những loại giấy tờ cụ thể như sau:
2.1.1. Thông báo thành lập ĐĐKD
Trong thời hạn 10 ngày kể từ lúc doanh nghiệp quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, cần nhanh chóng làm thông báo. Sau đó gửi tới Phòng đăng ký KD nơi đặt địa điểm đó. Nội dung thông báo này cần thể hiện được những thông tin sau:
+ Mã số DN.
+ Tên địa điểm kinh doanh.
+ Địa chỉ của địa điểm KD đó là ở đâu. Bạn cần lưu ý là địa điểm này không được phép sử dụng nhà chung cư hay căn hộ tập thể.
+ Lĩnh vực hoạt động.
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện.
2.1.2. Văn bản ủy quyền thực hiện đăng ký
Hầu hết những công việc liên quan tới đăng ký ĐĐKD không phải do người đại diện trực tiếp làm. Do đó, hồ sơ đăng ký cần được gửi kèm với văn bản ủy quyền cho người làm hồ sơ, thực hiện các công việc đăng ký.
2.2. Cách đặt tên địa điểm kinh doanh
Việc đặt tên cho địa điểm KD có đôi chút khác biệt so với công ty hay chi nhánh. Dưới đây là một số quy định của PL liên quan tới việc đặt tên này:
+ Tên của ĐĐKD phải được viết bởi những chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt. Mọi người cũng có thể sử dụng thêm các ký hiệu, số, các chữ F, J, Z, W. Từ đó, tạo nên một tên gọi phù hợp với mong muốn của mình.
+ Tên địa điểm kinh doanh không bắt buộc phải có cụm từ Địa điểm Kinh doanh. Đây là một trong số những khác biệt nổi bật giữa cách đặt tên cho ĐĐKD với văn phòng, chi nhánh hay trụ sở công ty.
Với những thông tin này, bạn hoàn toàn có thể tìm được những tên gọi phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Dưới đây, VPLS Thu Huế sẽ giới thiệu với bạn những tên gọi phổ biến của các địa điểm kinh doanh.
Cùng xem nhé!
+ Cửa hàng giới thiệu sản phẩm A.
+ Showroom giới thiệu hàng hóa mới B.
+ Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm – Công ty X.
Những tên gọi này sẽ giúp chỉ ra mục đích chính của địa điểm kinh doanh. Đồng thời giúp mọi người biết được những ĐĐKD giới thiệu và buôn bán sản phẩm gì.
2.3. Thời gian trả kết quả và lệ phí
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp về việc thành lập địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký KD cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương sẽ tiến hành xem xét hồ sơ. Nếu không có sai sót hay thiếu giấy tờ nào, trong vòng 3 đến 5 ngày làm việc doanh nghiệp sẽ nhận được giấy ĐK hoạt động hợp lệ của ĐĐKD.
Hiện tại, mức lệ phí doanh nghiệp cần phải nộp khi đăng ký ĐĐKD là 100.000 đồng. Khoản phí này sẽ được thu ngay khi nộp hồ sơ.
3. Đăng ký địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế không?
Trong hoạt động kinh doanh, các khoản thuế phí là một vấn đề đáng quan tâm. Vậy khi đăng ký ĐĐKD doanh nghiệp có phải nộp thuế hay không?
3.1. Tìm hiểu về thuế phải nộp khi đăng ký ĐĐKD
Theo quy định của Luật doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh là một đơn vị hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp. Chính vì vậy, địa điểm này không có nghĩa vụ nộp thuế GTGT.
Tuy nhiên, tại đây vẫn phát sinh các hoạt động kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Do đó, khi đăng ký ĐĐKD sẽ cần nộp thuế môn bài. Cùng với đó là khoản phí nộp hồ sơ và khai lệ phí môn bài một cách hợp lệ.
3.2. Mức đóng thuế môn bài của địa điểm kinh doanh
Thông thường, thuế môn bài doanh nghiệp phải chi trả hàng năm là 1 triệu đồng. Một số doanh nghiệp đặc biệt không cần phải nộp khoản phí này. Đó là do việc thành lập địa điểm kinh doanh nằm trong diện ưu đãi, ưu tiên phát triển đặc biệt của nhà nước.
Để biết việc thành lập ĐĐKD của mình có thuộc diện được miễn lệ phí môn bài hay không, bạn có thể hỏi cơ quan Đăng ký KD quản lý. Từ đó, có được những thông tin cần thiết cho công việc của mình.
4. Đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh
Khi thành lập một ĐĐKD, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký mã số thuế phù hợp. Cùng tìm hiểu xem việc này được thực hiện như thế nào nhé.
+ Trong trường hợp Địa điểm kinh doanh thuộc cùng một tỉnh với, sẽ sử dụng chung MST với đơn vị trực thuộc. Việc nộp thuế cũng như quản lý đều phụ thuộc vào những hoạt động của trụ sở chính.
+ Trong trường hợp Địa điểm kinh doanh nằm ở khu vực tỉnh khác với trụ sở chính, việc đăng ký MST sẽ thực hiện tại cơ quan quản lý của địa điểm đó. Cơ quan Thuế được giao nhiệm vụ quản lý sẽ xem xét thông tin tại danh sách các điểm KD được cục thuế phân công quản lý trên địa bàn. Từ đó, thực hiện việc đăng ký và cấp MST bao gồm 13 số cho ĐĐKD đó. Hồ sơ, thông báo sẽ được gửi về cho đơn vị chủ quản của địa điểm KD. Từ đó, yêu cầu đơn vị thực hiện nghĩa vụ thuế, phí cần thiết.
Bạn cần ghi nhớ là đối với trường hợp ĐĐKD nằm ở tỉnh/ thành khác so với trụ sở, MST 13 số của nó không liên thông với cơ quan đăng ký kinh doanh. Khi thực hiện các thủ tục liên quan, cần chú ý đến điều này để mọi việc được thuận lợi nhất có thể.
5. Lời khuyên dành cho bạn
Với bài viết này, Văn phòng Luật sư Thu Huế đã giúp bạn tìm hiểu về việc đăng ký thêm địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế. Những vấn đề liên quan đều được chúng tôi giới thiệu một cách kỹ lưỡng.
Trong trường hợp bạn không có thời gian thực hiện những thủ tục này, hãy đến với VPLS Thu Huế. Với dịch vụ chất lượng có giá thành phải chăng, chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn tất công việc đăng ký thêm địa điểm kinh doanh một cách nhanh chóng và hiệu quả đấy.
Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:
+ Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
+ Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.
+ Giám đốc chi nhánh: Luật sư Phạm Thị Thu Huế.
+ Chịu trách nhiệm nội dung và tư vấn khách hàng: Bùi Quang Đại.