Top 7 chi phí thành lập doanh nghiệp nhỏ cần phải chi ngay
Hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ mọc lên ngày càng nhiều. Rất nhiều bạn trẻ muốn thành lập cho riêng mình công ty, doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, vấn đề chi phí số vốn bỏ ra là bao nhiêu vẫn đang là khúc mắc lớn mà nhiều người muốn giải đáp. Ngay bây giờ chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn những chi phí thành lập doanh nghiệp nhỏ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Chi phí đăng ký thành lập doanh nghiệp nhỏ
Tại thời điểm nộp hồ sơ xin thành lập công ty, doanh nghiệp cần phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điều 32 nghị định 78/2015/NĐ-CP. Theo thông tư số 47/2019/TT-BTC thì lệ phí để đăng ký thành lập doanh nghiệp nhỏ là 100.000đ.
Người thành lập doanh nghiệp nhỏ có thể nộp lệ phí này bằng cách nộp trực tiếp hoặc có thể chuyển tiền vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh. Người thành lập doanh nghiệp cũng có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử để nộp lệ phí.
Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì số tiền lệ phí này sẽ không được hoàn trả lại.
2. Chi phí công khai thông tin đăng ký doanh nghiệp
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công khai toàn bộ thông tin của doanh nghiệp mình lên Cổng thông tin điện tử doanh nghiệp quốc gia. Theo thông tư số 47/2019/TT-BTC thì mức chi phí để công khai thông tin đăng ký doanh nghiệp nhỏ là 100.000đ.
3. Chi phí khắc dấu của doanh nghiệp
Chi phí khắc con dấu của doanh nghiệp nhỏ trên thị trường dao động từ 250.000đ đến 350.000đ. Đối với các con dấu chức danh có giá từ 70.000đ đến 150.000đ.
Doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ khắc con dấu có chứng nhận giấy phép hoạt động. Bên cạnh đó, trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp cần làm thủ tục công bố mẫu của con dấu lên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Đây là việc làm bắt buộc.
Hiện nay, tại Hà Nội, UBND thành phố có hỗ trợ chi phí khắc dấu cho các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập trên địa bàn hãy tận dụng ưu đãi này để giảm phần nào chi phí thành lập.
4. Chi phí mua chữ ký số
Chi phí mua chữ ký số sử dụng trong vòng 3 năm có giá dao động từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ. Doanh nghiệp nhỏ mới thành lập có thể liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín như FPT, Viettel, BKAV,…để mua thiết bị chữ ký số.
5. Chi phí mở tài khoản ngân hàng
Theo quy định, các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập bắt buộc phải mở tài khoản ngân hàng để giao dịch. Các ngân hàng sẽ không thu phí mở tài khoản. Tuy nhiên doanh nghiệp phải đóng quỹ duy trì tài khoản 1.000.000đ.
Trong vòng 10 ngày sau khi mở tài khoản ngân hàng thành công, doanh nghiệp phải thông báo thông tin tài khoản tại Phòng đăng ký kinh doanh.
6. Chi phí nộp lệ phí môn bài
Đối với các doanh nghiệp nhỏ có vốn điều lệ đăng ký khi thành lập nhỏ hơn 10 tỷ đồng, mức lệ phí môn bài phải đóng là 2.000.000đ. Và chỉ thực hiện đóng 1 lần khi doanh nghiệp mới thành lập.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ sẽ được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu tiên.
7. Chi phí phát hành hóa đơn điện tử
Các doanh nghiệp mới thành lập bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
Chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả cho dịch vụ hóa đơn điện tử phụ thuộc vào sự lựa chọn của doanh nghiệp (số lượng hóa đơn sử dụng). Hiện nay chi phí cho 500 hóa đơn điện tử trên thị trường vào khoảng 1.000.000đ.
Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:
Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 0335470534
Trên đây là toàn bộ chi phí thành lập doanh nghiệp nhỏ mà bạn cần tham khảo. Nếu có điều gì thắc mắc về vấn đề trên, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp kịp thời nhất nhé!