Doanh nghiệp có được lập địa điểm kinh doanh ngoài nơi đóng trụ sở?

Mục đích của doanh nghiệp khi thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh là mở rộng hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở chính. Vậy, doanh nghiệp có được thành lập địa điểm kinh doanh ngoài nơi đóng trụ sở không?

Thành lập địa điểm kinh doanh ngoài nơi đóng trụ sở công ty

Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP thì doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Điều này có nghĩa là, doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính nhưng tại đây phải có chi nhánh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên kể từ ngày Nghị định số 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì quy định này đã được sửa đổi. Theo đó, doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh trên cả nước mà không phụ thuộc nơi đặt trụ sở chính hay cần lập chi nhánh tại tỉnh, thành phố nơi cần đặt địa điểm kinh doanh như trước đây.

Thành lập địa điểm kinh doanh ngoài nơi đóng trụ sở công ty (Ảnh minh họa)

3 lưu ý khi lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Thứ nhất, về nghĩa vụ thuế

Địa điểm kinh doanh chỉ có nghĩa vụ nộp thế môn bài là 1.000.000 đồng/năm, không phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hiện nay theo quy định, trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc. Do đó, các địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính sẽ chịu sự quản lý thuế của Chi cục thuế cấp tỉnh nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở mà không phải là cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thứ hai, nộp hồ sơ tại đâu?

Doanh nghiệp nộp hồ sợ thành lập địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh – nơi mà doanh nghiệp dự định đặt địa điểm kinh doanh mà không phải là tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thứ ba, về lệ phí môn bài

Địa điểm kinh doanh khác tỉnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc khác tỉnh, thành phố nên khi công ty không thể kê khai theo diện đơn vị phụ thuộc.

Địa điểm kinh doanh nộp Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01, kê khai theo Mã số thuế của công ty mẹ và được nộp trực tiếp về Chi cục thuế cấp tỉnh/ thành phố nơi địa điểm kinh doanh được đặt.

Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:

Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 0335470534

Trên đây là toàn bộ thông tin mà bạn cần tham khảo. Nếu có điều gì thắc mắc về vấn đề trên, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp kịp thời nhất nhé!

0/5 (0 Reviews)

Luật Sư Thu Huế

Luật sư Thu Huế tên đầy đủ là Phạm Thị Thu Huế. Cô là Luật Sư chuyên về các vấn đề về kinh tế. Vừa điều hành văn phòng luật sư Thu Huế vừa là tác giả của website vpluatsuthuhue.com để cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Thủ tục đầu tư trong nước và ra nước ngoài. Thủ tục đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam. Thủ tục thực hiện các giấy phép con trong kinh doanh. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ và thủ tục điều chỉnh các giấy phép kinh doanh.

Trả lời