Hành vi bắt, giữ người trái pháp luật bị xử lý thế nào?

Câu hỏi:

Tôi xin đựơc hỏi: Gia đình tôi bị người ta lấn chiếm đất đai và phá hoại mất 20 cây cà phê và 60 cây bông gòn. Trong khi chờ cơ quan chức năng xử lý sự việc thì vào ngày 15/12/2020, trong lúc đang chuẩn bị bơm nước tưới cho cây cà phê, ông này lại sang đe doạ, uy hiếp tôi ngăn cản không cho tôi được làm công việc của mình. Do quá bức xúc tôi đã bắt trói ông lại rồi trình báo tới chính quyền điạ phương. Nay tôi đang bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố bị can về tội bắt giữ người trái pháp luật. Vậy tôi xin hỏi tôi sẽ bị xử lý thế nào, hình phạt dành cho tôi ra sao?

Luật sư Thu Huế trả lời:

Bắt, giữ người trái pháp luật được hiểu là các hành vi ngăn cản, tước đoạt sự tự do hoạt động, tự do dịch chuyển thân thể của người khác trái với quy định của pháp luật về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục.

Nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tùy thuộc mức độ nguy hiểm của hành vi, người phạm tội sẽ phải chịu khung hình phạt khác nhau, cụ thể:

Khung thứ nhất: Người nào bắt, giữ người trái pháp luật nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 (Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi) hoặc Điều 377 (Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật) thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.

Khung thứ hai: Phạt tù từ 02 – 07 năm nếu phạm tội trong các trường hợp:

– Có tổ chức;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Đối với người đang thi hành công vụ;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Đối với 02 người trở lên;
– Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
– Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
– Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Khung thứ ba: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 – 12 năm:
– Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;
– Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;
– Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:

Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 0335470534

Trên đây là toàn bộ thông tin mà bạn cần tham khảo. Nếu có điều gì thắc mắc về vấn đề trên, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp kịp thời nhất nhé!

0/5 (0 Reviews)

Luật Sư Thu Huế

Luật sư Thu Huế tên đầy đủ là Phạm Thị Thu Huế. Cô là Luật Sư chuyên về các vấn đề về kinh tế. Vừa điều hành văn phòng luật sư Thu Huế vừa là tác giả của website vpluatsuthuhue.com để cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Thủ tục đầu tư trong nước và ra nước ngoài. Thủ tục đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam. Thủ tục thực hiện các giấy phép con trong kinh doanh. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ và thủ tục điều chỉnh các giấy phép kinh doanh.

Trả lời