5 trường hợp bắt buộc phải thay đổi con dấu công ty

Công ty có quyền tự quyết định hình thức, nội dung và số lượng con dấu. Trong một số trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi con dấu công ty.

5 trường hợp phải thay đổi con dấu công ty

Con dấu công ty phải thể hiện được tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp (khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014). Theo đó, 05 trường hợp bắt buộc thay đổi mẫu con dấu gồm:

– Thay đổi tên công ty

– Thay đổi loại hình doanh nghiệp

– Hợp nhất mã số thuế doanh nghiệp

– Thay đổi hình thức, nội dung, số lượng con dấu theo điểm b khoản 4 Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP

– Mất con dấu hoặc con dấu mờ, bị hỏng, mòn méo không thể tiếp tục sử dụng.

Lưu ý, trong trường hợp trên con dấu cũ của doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở thì khi thay đổi địa chỉ này cũng cần phải thay đổi con dấu. Nếu việc thay đổi địa chỉ trụ sở không ảnh hưởng đến mẫu con dấu thì không phải thay đổi mẫu dấu.
 

Thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp

5 trường hợp bắt buộc phải thay đổi con dấu công ty (Ảnh minh họa)

Khi phải thay đổi mẫu con dấu, công ty cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ:

– Thông báo thay đổi mẫu dấu (Phụ lục II-9 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT). 

– Giấy ủy quyền (nếu không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp)

– Chứng minh nhân dân của người nộp hồ sơ.

Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở.

Lệ phí: Không mất phí
 

Lưu ý khi thực hiện thủ tục thay đổi con dấu

Tùy thuộc vào thời gian thành lập doanh nghiệp, khi thay đổi mẫu dấu cần lưu ý một số vần đề sau:

Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015

Sau khi thông báo mẫu dấu mới, doanh nghiệp phải tiến hành nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cũ cho cơ quan công an nơi trước đây đã đăng ký mẫu dấu và nhận giấy Biên nhận đã trả lại con dấu từ cơ quan công an, hồ sơ trả mẫu dấu bao gồm:

– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Bản gốc Giấy chứng nhận mẫu dấu

– Công văn đề nghị trả con dấu

– Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiêp)

– Chứng minh nhân dân của người nộp hồ sơ

– Con dấu cũ

– Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015 bị mất con dấu và mất giấy chứng nhận đăng ký con dấu

Thông báo mẫu dấu theo thủ tục thông thường, nhưng đồng thời phải thông báo đến cơ quan Công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu về việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

– Đối với doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/07/2015

Có thể giữ hoặc tiêu hủy con dấu cũ sau khi đã có con dấu mới.

Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:

Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 0335470534

Trên đây là toàn bộ thông tin mà bạn cần tham khảo. Nếu có điều gì thắc mắc về vấn đề trên, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp kịp thời nhất nhé!

0/5 (0 Reviews)

Luật Sư Thu Huế

Luật sư Thu Huế tên đầy đủ là Phạm Thị Thu Huế. Cô là Luật Sư chuyên về các vấn đề về kinh tế. Vừa điều hành văn phòng luật sư Thu Huế vừa là tác giả của website vpluatsuthuhue.com để cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Thủ tục đầu tư trong nước và ra nước ngoài. Thủ tục đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam. Thủ tục thực hiện các giấy phép con trong kinh doanh. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ và thủ tục điều chỉnh các giấy phép kinh doanh.

Trả lời