Có tên trong di chúc, nhưng người khác lại được cấp Sổ đỏ?

Câu hỏi:

Gia đình tôi có 700m2 đất ruộng được ubnd xã thành lập hội đồng bồi thường và áp giá đền bù thu hồi đất để bàn giao cho chủ đầu tư là Quỹ tín dụng nhân dân liên xã theo áp giá của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của tôi có được thỏa thuận giá không? Vì tôi được biết theo Điều 73 Luật Đất đai 2013 thì thu hồi đất không thuộc phát triển KT-XH quốc gia, công cộng thì chủ đầu tư phải thỏa thuận giá với chủ sở hữu đất.

Luật sư Thu Huế trả lời:

Căn cứ quy định của pháp luật về đất đai, khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền phải lập hồ sơ xác định rõ về nguồn gốc, thực trạng sử dụng đất, các tranh chấp nếu có phải được giải quyết trước khi cấp Giấy chứng nhận.


Theo như bạn trình bày thì việc dì bạn đã làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một phần diện tích mà ông ngoại cho mẹ từ năm 1990 (theo di chúc) và đã chuyển nhượng đất cho người khác. Đối với trường hợp của gia đình bạn, mẹ bạn cần xác định rõ mảnh đất đó là của ông bà có các giấy tờ hợp pháp công nhận quyền sử dụng đất theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 hay không.

Điều 100. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

Nếu nhà đất là tài sản do ông bà bạn có đứng tên giấy tờ ở trên để lại cho mẹ bạn bằng di chúc, mà dì bạn lại được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng một phần đất này là không đúng với quy định pháp luật. Để xác định việc cấp Giấy chứng nhận cho dì bạn có đúng quy định hay không, mẹ bạn có thể tìm hiểu những vấn đề sau đây:

– Nguồn gốc hình thành nhà đất? (Do bố mẹ bạn mua, nhận chuyển nhượng/nhận thừa kế, tặng cho? Do bố mẹ bạn khai hoang?…)

– Trước đây, bố mẹ bạn có đứng tên trên bất kỳ giấy tờ gì về nhà đất đó hay không? (Giấy tờ mua bán/thừa kế/tặng cho…)

– Việc cơ quan có thẩm quyền đăng ký tên Dì bạn bạn trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được căn cứ vào đâu? Mẹ bạn có giấy tờ chuyển quyền cho anh trai bạn không?…

Trong trường hợp, mẹ bạn có căn cứ chắc chắn rằng nhà đất là do ông bà bạn để lại, chưa được chia cho các Dì bạn không phải là chủ sử dụng/sở hữu đối với nhà đất đó thì mẹ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác định lại chủ sở hữu/sử dụng tài sản. Nếu xác định được ông bà bạn là chủ sử dụng/sở hữu đối với nhà đất thì mẹ bạn có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế (theo di chúc).

Để đòi lại quyền lợi cho mình, mẹ bạn sẽ làm đơn đề nghị hòa giải tới Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất đó để được hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013. Trong thời hạn 30 ngày, Uỷ ban nhân dân sẽ phối hợp với các thành viên của Mặt trận tố quốc để hòa giải tranh chấp đất đai; Nếu Uỷ ban nhân dân hòa giải không thành thì mẹ bạn có thể gửi đơn đến Tòa án để được giải quyết theo quy định.

Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:

Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 0335470534

Trên đây là toàn bộ thông tin mà bạn cần tham khảo. Nếu có điều gì thắc mắc về vấn đề trên, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp kịp thời nhất nhé!

0/5 (0 Reviews)

Luật Sư Thu Huế

Luật sư Thu Huế tên đầy đủ là Phạm Thị Thu Huế. Cô là Luật Sư chuyên về các vấn đề về kinh tế. Vừa điều hành văn phòng luật sư Thu Huế vừa là tác giả của website vpluatsuthuhue.com để cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Thủ tục đầu tư trong nước và ra nước ngoài. Thủ tục đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam. Thủ tục thực hiện các giấy phép con trong kinh doanh. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ và thủ tục điều chỉnh các giấy phép kinh doanh.

Trả lời