Giải đáp thắc mắc: Khi nào cần đăng ký địa điểm kinh doanh?

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẽ cần mở một địa điểm mới để phục vụ nhu cầu kinh doanh hoạt động của mình. Trong bài viết này, Văn Phòng Luật Sư Thu Huế sẽ giúp bạn tìm hiểu khi nào cần đăng ký địa điểm kinh doanh. Thông tin này sẽ giúp bạn giải quyết những thủ tục pháp lý cần thiết khi đăng ký, mở địa điểm kinh doanh mới cho doanh nghiệp.

1. Thắc mắc của nhiều doanh nghiệp

Rất nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh sang các tỉnh khác, quận khác, cơ sở khác nhưng vẫn muốn giữ nguyên vị trí của công ty như hiện tại mà không cần phải vất vả xử lý các vấn đề phát sinh như thuế …..

Thì bài viết này mình sẽ chia sẻ và trả lời đầy đủ thông tin.

Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những hướng dẫn chi tiết về việc mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, nếu muốn mở rộng hoạt động hay quy mô, điều cần thiết là thành lập chi nhánh, văn phòng hay địa điểm kinh doanh mới.

Tuy nhiên, mỗi trường hợp cụ thể đòi hỏi những thủ tục riêng. Mọi người cần chú ý tìm hiểu để thực hiện những yêu cầu pháp lý cần thiết. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu điều đó thông qua những trường hợp cụ thể trong thực tế.

2. Khi nào cần đăng ký địa điểm kinh doanh?

Trong luật Doanh nghiệp 2014, việc  đăng ký địa điểm KD đã được quy định cụ thể, Dưới đây,  chúng ta sẽ xem xét thông tin trong từng trường hợp cụ thể nhé.

Khi doanh nghiệp có ý định mở địa điểm mới làm cơ sở bán hàng

Địa điểm bán hàng là nơi doanh nghiệp tiến hành, thực hiện những hoạt động mua bán hàng hóa, trao đổi hàng hóa. Nó được coi như một chi nhánh hoặc một địa điểm kinh doanh với vai trò thực hiện trực tiếp giao dịch. Những giao dịch ở đây bao gồm giao dịch nội bộ hoặc của công ty đối với những doanh nghiệp bên ngoài.

Hiện tại, mở thêm địa điểm mới để xây dựng cơ sở bán hàng là nhu cầu của nhiều doanh nghiệp. Nó giúp các CT/ DN có thể mở rộng mô hình kinh doanh và phát triển nhanh chóng hơn. Thông thường, trường hợp này sẽ được xét là mở một địa điểm hoặc một chi nhánh mới của doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký với Sở Kế hoạch Đầu tư của địa phương.

Khi doanh nghiệp thuê một địa điểm mới với nhu cầu xây dựng nhà xưởng

Với những công ty/ doanh nghiệp chuyên sản xuất, nhà xưởng là một hạng mục công trình quan trọng. Do đó, việc thuê thêm địa điểm để mở nhà xưởng là điều không hề hiếm gặp.

Trong luật quy định về điều này như sau:

 “Nhà xưởng chính là nơi thực hiện các hoạt động sản xuất, lắp ráp, đóng gói, đóng thùng hàng hóa. Từ đó, hoàn thiện hàng hóa để cung cấp cho các hoạt động của doanh nghiệp.”

Trên thực tế, những địa điểm sử dụng trong làm nhà xưởng không phát sinh hoạt động kinh doanh. Ở đó đơn thuần chỉ có những công việc như lắp ráp, đóng gói hàng hóa của doanh nghiệp. Chính vì vậy, không cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh trong trường hợp này.

Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thuê một địa điểm mới dùng làm kho bãi

Nhu cầu mở kho chứa hàng của các doanh nghiệp hiện tại cũng rất lớn. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về trường hợp này nhé.

Thế nào là kho bãi?

Theo luật doanh nghiệp quy định, kho chứa hàng là nơi tập kết hàng hóa của doanh nghiệp. Tại đây diễn ra các hoạt động đóng gói, phân chia, lưu trữ hàng hóa.

Chính vì vậy, có thể thấy rằng hoạt động chính của các kho bãi chính là lưu trữ, tập kết hàng. Tại địa điểm này không hề diễn ra những hoạt động kinh doanh hay những giao dịch giữa công ty với công ty/ doanh nghiệp khác.

Có cần đăng ký địa điểm kinh doanh với trường hợp muốn mở kho bãi hay không?

Với thông tin trên, có thể thấy rằng tại kho bãi của doanh nghiệp không hề diễn ra những hoạt động kinh doanh. Vì vậy, bạn không cần thực hiện việc đăng ký địa điểm kinh doanh với Sở kế hoạch đầu tư.

Doanh nghiệp chỉ cần thực hiện việc đăng ký nếu kho hàng có phát sinh những hoạt động kinh doanh. Khi đó, việc cần thiết chính là đăng ký, kê khai nộp thuế và địa điểm đăng ký kinh doanh.

Đối với trường hợp này, người đại diện doanh nghiệp cần nhanh chóng làm hợp đồng với bên cho thuê kho. Nó sẽ trở thành một địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp kiêm chức năng kho.

Doanh nghiệp có nhu cầu thuê địa điểm để làm nhà để xe dành cho nhân viên

Hiện tại, việc xây dựng nhà để xe cho các doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Bởi nó phục vụ nhu cầu đi lại, di chuyển của nhân viên. Đồng thời đảm bảo họ có thể làm việc một cách hiệu quả nhất.

Lúc này, việc đăng ký địa điểm kinh doanh là không cần thiết. Bởi tại nhà để xe dành cho nhân viên không hề phát sinh các hoạt động kinh doanh, mua bán hay trao đổi hàng hóa. Bạn chỉ cần làm hợp đồng cho thuê địa điểm giữa công ty với cá nhân/ đơn vị cho thuê địa điểm làm bãi để xe mà thôi.

Khi doanh nghiệp thuê một địa điểm mới làm nhà ở cho nhân viên

Trong một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp sẽ phải thuê địa điểm làm nhà ở, nơi lưu trú cho nhân viên của mình. Tương tự như khi thuê địa điểm làm nhà để xe, trường hợp này cũng không cần đăng ký địa điểm kinh doanh với Sở Kế hoạch Đầu tư. Bởi tại địa điểm này không hề diễn ra những hoạt động giao dịch hay mua bán của doanh nghiệp.

3. Thủ tục cần có để thực hiện đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp

Như vậy, bạn đã biết khi nào cần đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thủ tục cần có để thực hiện việc này.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết

Sau khi nhận được hồ sơ thông tin về địa điểm kinh doanh, người đứng đầu cần soạn hồ sơ với những giấy tờ chi tiết như sau:

+ Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh theo mẫu đã ban hành.

+ Bản sao của chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu có chứng thực của người đứng đầu địa điểm kinh doanh đó.

+ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm đó.

+ Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty mẹ.

+ Giấy ủy quyền dành cho người nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh mới.

+ Bản sao CMTND hoặc hộ chiếu của người thực hiện công việc nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ xin đăng ký địa điểm kinh doanh sẽ được nộp tại Sở kế hoạch đầu tư thuộc Quận/ huyện nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, thủ tục sẽ được giải quyết.

 Khi hoàn tất, kết quả là doanh nghiệp sẽ nhận được những giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hợp pháp của địa điểm đó theo đúng quy định của Luật Kinh doanh.

+ Hồ sơ nội bộ để lưu trữ tại văn phòng và giải quyết những thủ tục cần thiết.

4. Những lưu ý cần biết về việc đăng ký địa điểm kinh doanh

Khi làm thủ tục này, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

+ Tên của địa điểm KD sẽ phải viết bằng những chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng những ký hiệu, chữ cái F, J, Z, W. Phần tên  riêng trong địa điểm kinh doanh không được phép sử dụng 2 cụm từ “doanh nghiệp”, “công ty”.

+ Sau khi thực hiện việc đăng ký địa điểm kinh doanh thành công, doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế môn bài. Hiện tại, mức thuế này là 1 triệu/ năm đối với một địa điểm kinh doanh.

+ Trong trường hợp không có thời gian làm hồ sơ hay thực hiện những thủ tục cần thiết, bạn có thể liên hệ với Văn Phòng Luật Sư Thu Huế. Chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện việc này một cách hiệu quả, nhanh chóng nhất với chi phí phải chăng.

Lời kết

Với bài viết này, Văn Phòng Luật Sư Thu Huế đã giúp bạn giải đáp khi nào cần đăng ký địa điểm kinh doanh. Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào, đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trợ giúp với những thông tin cần thiết nhé.

Tham khảo thêm thông tin chi tiết qua bài viết về thành lập địa điểm kinh doanh

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THU HUẾ – NƠI NIỀM TIN NHÂN ĐÔI

  • Địa chỉ trụ sở: Số 02 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành Phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
  • Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội.
  • Giám đốc văn phòng: Luật sư Phạm Thị Thu Huế.
0/5 (0 Reviews)

Luật Sư Thu Huế

Luật sư Thu Huế tên đầy đủ là Phạm Thị Thu Huế. Cô là Luật Sư chuyên về các vấn đề về kinh tế. Vừa điều hành văn phòng luật sư Thu Huế vừa là tác giả của website vpluatsuthuhue.com để cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Thủ tục đầu tư trong nước và ra nước ngoài. Thủ tục đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam. Thủ tục thực hiện các giấy phép con trong kinh doanh. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ và thủ tục điều chỉnh các giấy phép kinh doanh.

Trả lời