Thành lập địa điểm kinh doanh – Hướng dẫn chi tiết thủ tục 2020
Hiện tại, rất nhiều người có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh. Từ đó, phát triển việc kinh doanh theo hướng tốt nhất. Trong bài viết này, Văn phòng Luật sư Thu Huế sẽ giúp bạn tìm hiểu về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh chi tiết và mới nhất năm 2020. Cùng tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích này nhé.
Mục lục
- 1. Doanh nghiệp có nên thành lập địa điểm kinh doanh hay không?
- 2. Tìm hiểu về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
- 2.1. Một số yêu cầu cơ bản cần biết khi thành lập địa điểm kinh doanh
- 2.2. Tìm hiểu về hồ sơ cần thiết khi thành lập địa điểm kinh doanh
- 2.2.1. Những giấy tờ cần chuẩn bị trong bộ hồ sơ đăng ký ĐĐKD
- 2.2.2. Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
- 1. Tên địa điểm kinh doanh được thành lập bởi doanh nghiệp dựa theo thông báo này
- 2. Địa chỉ hiện tại của địa điểm kinh doanh được thành lập
- 3. Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh
- 4. Người đứng đầu ĐĐKD đó
- 5. Chi nhánh chủ quản của địa điểm kinh doanh được thành lập mới
- 6. Thông tin đăng ký thuế đối với ĐĐKD
- 7. Cam kết của doanh nghiệp đối với thông báo
- 8. Các giấy tờ gửi kèm trong thông báo này
- 2.2.3. Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh là bao lâu?
- 3. Hướng dẫn trình tự nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp
- 4. Một số lưu ý quan trọng cần ghi nhớ khi thành lập địa điểm kinh doanh
- 5. Lời khuyên dành cho bạn
1. Doanh nghiệp có nên thành lập địa điểm kinh doanh hay không?
Việc có nên thành lập địa điểm KD hay không khiến nhiều người không khỏi băn khoăn. Cùng giải đáp điều này với những thông tin hữu ích dưới đây nhé.
1.1. Địa điểm kinh doanh là gì và những điều nên biết
Luật doanh nghiệp của nước ta đã có những quy định cụ thể về địa điểm kinh doanh. Bạn có thể tìm thấy những thông tin cần thiết trong Nghị định 108/2018/NĐ-CP.
Có thể hiểu đơn giản, một địa điểm kinh doanh chính là nơi doanh nghiệp thực hiện những hoạt động mua bán, kinh doanh cụ thể. Từ đó, hoạt động và tiến hành những công việc liên quan.
Trước đây, mỗi doanh nghiệp chỉ có thể thành lập địa điểm kinh doanh trên cùng tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở của mình. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi. Luật doanh nghiệp 2014 được thông qua đã cho phép các DN dễ dàng thành lập địa điểm kinh doanh ở bất kỳ đâu. Từ đó, phát triển DN theo cách hoàn hảo nhất.
1.2. Ưu điểm nổi bật của việc thành lập địa điểm kinh doanh là gì?
Hiện tại, việc thành lập địa điểm kinh doanh đã trở nên rất phổ biến. Đây là lựa chọn của nhiều DN lớn nhỏ trên địa bàn cả nước thay cho việc thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh công ty.
Xu hướng này xuất phát từ những ưu điểm tuyệt vời của việc thành lập ĐĐKD. Dưới đây, chúng ta hãy cùng điểm qua những ưu điểm đó nhé:
+ Thủ tục thành lập ĐĐKD rất đơn giản. Mọi người có thể dễ dàng thực hiện việc này mà không gặp khó khăn gì.
+ Thủ tục hoàn thiện những khoản thuế, phí đối với ĐĐKD khá đơn giản. Bởi các ĐĐKD chỉ có trách nhiệm nộp thuế môn bài thay vì quá nhiều loại thuế phí như những hình thức khác.
+ Địa điểm kinh doanh của một doanh nghiệp không có mã số thuế. Hoạt động của nó phụ thuộc hầu hết vào trụ sở doanh nghiệp. Trong những trường hợp đặc biệt sẽ có những thủ tục riêng. Tuy nhiên, việc này khá đơn giản và không có nhiều khó khăn.
2. Tìm hiểu về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập ĐĐKD, hãy xem ngay trình tự thủ tục dưới đây. Chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy.
2.1. Một số yêu cầu cơ bản cần biết khi thành lập địa điểm kinh doanh
Để một ĐĐKD hoạt động hợp pháp, nó cần tuân thủ những yêu cầu cơ bản trong bộ Luật kinh doanh. Cụ thể như sau:
2.1.1. Cách đặt tên địa điểm kinh doanh
Đối với ĐĐKD, tên gọi phải có cấu trúc bao gồm các chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt. Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng thêm các ký hiệu, số thường dùng.
Tên của ĐĐKD không cần bao gồm từ Địa điểm kinh doanh. Mọi người có thể sử dụng danh từ chung cửa hàng, showroom cho ĐĐKD của mình.
2.1.2. Mã số địa điểm kinh doanh
Mã số của một địa điểm kinh doanh bao gồm 5 chữ số. Nó không phải mã số thuế mà chỉ là mã số của địa điểm kinh doanh mà thôi. Khi đăng ký thành lập địa điểm KD, cơ quan quản lý sẽ cung cấp mã số này cho doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký.
2.1.3. Địa chỉ của địa điểm kinh doanh
Hiện tại, doanh nghiệp có thể dễ dàng thành lập địa điểm kinh doanh trong hoặc ngoài thành phố/ tỉnh đặt trụ sở của công ty. Khi đăng ký thành lập, cần cung cấp địa chỉ rõ ràng như số nhà – phố – quận – huyện…
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một chi tiết quan trọng là địa chỉ của ĐĐKD không được phép đặt tại chung cư, nhà tập thể. Điều này là trái với những quy định của pháp luật.
2.1.4. Ngành nghề kinh doanh của ĐĐKD đó
Thông thường, ngành nghề KD của một địa điểm KD sẽ phụ thuộc vào ngành nghề của công ty mà nó trực thuộc. Nếu ngành nghề này nằm ngoài phạm vi hoạt động của DN, cần tiến hành thủ tục chuyển đổi và đăng ký thêm. Từ đó, đảm bảo hoạt động của ĐĐKD là phù hợp với yêu cầu của pháp luật.
2.2. Tìm hiểu về hồ sơ cần thiết khi thành lập địa điểm kinh doanh
Để việc thành lập ĐĐKD là hợp pháp, mọi người cần chuẩn bị hồ sơ. Dưới đây là những giấy tờ cần thiết cho bộ hồ sơ này.
2.2.1. Những giấy tờ cần chuẩn bị trong bộ hồ sơ đăng ký ĐĐKD
Bộ hồ sơ này cần những giấy tờ sau:
+ Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh mới của doanh nghiệp với thông tin đầy đủ.
+ Văn bản ủy quyền của người đại diện hợp pháp đối với người thực hiện công việc nộp hồ sơ cũng như xử lý những việc liên quan.
+ Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân của người đi nộp hồ sơ. Có thể là chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước hay hộ chiếu. Bạn cũng nên lưu ý là văn bản này phải được chứng thực với dấu đỏ của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng gần nhất.
2.2.2. Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
Hiện tại, mẫu chung của thông báo về việc thành lập ĐĐKD đã được ban hành. Dưới đây, Thu Huế sẽ giới thiệu với bạn mẫu mới, chính xác nhất năm 2020.
TÊN GỌI DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: ….. | ………… ngày ……. tháng ……… năm ……… |
MẪU THÔNG BÁO THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH MỚI NHẤT
Kính gửi: …………………………………………
- Tên DN: …………………………..
- Mã số thuế DN: ……………………………
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại: ………………………………………………
Sau quá trình xem xét những thông tin cần thiết, chúng tôi thông báo thành lập địa điểm kinh doanh mới. Những thông tin về ĐĐKD sẽ được nêu cụ thể dưới đây với những thông tin chính xác nhất.
1. Tên địa điểm kinh doanh được thành lập bởi doanh nghiệp dựa theo thông báo này
- Tên tiếng Việt của địa điểm kinh doanh: …………………
- Tên tiếng Anh nếu có của địa điểm kinh doanh: ……………….
- Tên viết tắt của địa điểm kinh doanh đó: …………………………
2. Địa chỉ hiện tại của địa điểm kinh doanh được thành lập
- Số nhà, ngách, ngõ, đường phố: ……………………….
- Xã/ phường hay thị trấn: ………………………………….
- Quận/ huyện/ thành phố/ thị xã: ……………………..
- Tỉnh/ thành: ………………………………..
- Quốc gia: …………………………….
- ĐT: ………………………………………
- Số FAX: …………………………………
- Email: ……………………………………
- Website: ………………………………..
3. Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh
STT | Tên ngành/ nghề KD của địa điểm KD | Mã ngành |
Trong bảng này, bạn hãy liệt kê những ngành, nghề mà địa điểm kinh doanh được phép hoạt động. Hãy đảm bảo thông tin này chính xác nhé.
4. Người đứng đầu ĐĐKD đó
- Họ tên: ………………………..
- Giới tính: ……………………..
- Sinh vào ngày: …………….
- Dân tộc: ………………………
- Quốc tịch: ……………………..
- Có giấy CMTND số: ……………….. được cấp vào thời điểm: …………………. tại: ………………………
- Nơi ĐK hộ khẩu TT của người đứng đầu ĐĐKD: …………………..
- Nơi ở: ………………………..
- Điện thoại: ……………………
- FAX: ………………
- Website: ……………………..
- Email: ……………………
5. Chi nhánh chủ quản của địa điểm kinh doanh được thành lập mới
- Tên chi nhánh chủ quản cùng tỉnh với địa điểm KD mới được doanh nghiệp thành lập theo thông báo: …………………………………………………
- Địa chỉ: ………………..
- Mã số CN/ MST của CN đó: ……………………
6. Thông tin đăng ký thuế đối với ĐĐKD
STT | Các chỉ tiêu TT ĐK Thuế |
1 | Địa chỉ nhận các TB thuế:Số nhà: ………………..Xã/ phường/ TT: ……………….Quận/ huyện: ………………Tỉnh/ thành: …………………….Số ĐT: ……………………..Số FAX: ……………………Email: …………………….. |
2 | Ngày bắt đầu hoạt động chính thức, được cấp phép của địa điểm KD: ………………………….. |
3 | Hình thức lựa chọn hạch toán của Địa điểm KD là: Hình thức hạch toán độc lập Hạch toán phụ thuộc (Hãy đánh dấu X vào ô bên phải phù hợp với lựa chọn của mình ở cột tương ứng bên trái.) |
4 | Năm tài chính thực hiện các nghĩa vụ tài chính của ĐĐKD kéo dài trong khoảng từ ngày ………………………….. đến ngày …………………. |
5 | Tổng số lao động làm việc tại ĐĐKD trong thông báo là: ………………….. |
6 | Địa điểm hoạt động có tuân theo dự án BOT/ BT/ BTO: ……………………(Điền vào chỗ trống có hoặc không tùy thuộc vào tình hình thực tế) |
7 | Đăng ký xuất khẩu đối với các sản phẩm, hàng hóa của ĐĐKD: ………………………………..(Điền vào chỗ trống có hoặc không) |
8 | Thông tin về tài khoản ngân hàng – tài khoản kho bạc của ĐĐKD đó.Số TK ngân hàng của địa điểm kinh doanh: ……………………Số TK kho bạc của địa điểm KD: ……………………… |
9 | Những loại thuế mà ĐĐKD có nghĩa vụ nộp. (Hãy đánh dấu X vào ô có những loại thuế phù hợp với lựa chọn của mình.) Thuế GTGT Thuế tiêu thụ ĐB Thuế XNK Thuế tài nguyên Thuế TNDN Môn bài Tiền thuê đất Phí/ lệ phí đặc biệt Thuế TNCN Các loại thuế khác |
10 | Ngành nghề kinh doanh/ hoạt động chính yếu: ……………………….. |
7. Cam kết của doanh nghiệp đối với thông báo
- Trụ sở của địa điểm kinh doanh nằm trên nhà/ đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty, doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cùng các cá nhân có trách nhiệm sẽ chịu trách nhiệm với bản thông báo này. Nếu có bất kỳ sai sót nào, mọi người sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
8. Các giấy tờ gửi kèm trong thông báo này
- Văn bản ủy quyền của người đại diện ĐĐKD dành cho người thực hiện thủ tục.
- Bản sao các loại giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện việc làm và nộp hồ sơ.
- Những loại giấy tờ cần thiết khác: …………………..
ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP THEO ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT(Ký và ghi rõ họ tên) |
2.2.3. Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh là bao lâu?
Trong 10 ngày kể từ lúc quyết định thành lập ĐĐKD, hồ sơ, thông báo cần được gửi tới phòng ĐKKD. Hồ sơ sẽ được xem xét, xử lý trong vòng 03 ngày làm việc./ Từ đó, trả kết quả và cấp giấy phép cho địa điểm KD.
3. Hướng dẫn trình tự nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp
Hiện tại, việc thành lập địa điểm KD có thể thực hiện trực tiếp tại cơ quan quản lý hoặc qua mạng. Từng trường hợp sẽ cần thực hiện những thủ tục khác nhau.
3.1. Đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện việc nộp hồ sơ qua mạng
Khi có nhu cầu lập 1 địa điểm KD mới thông qua internet, doanh nghiệp sẽ cần truy cập vào Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký Doanh nghiệp. Các bước thực hiện cụ thể sẽ được nêu sau đây:
+ Truy cập vào Website chính thức của Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp. Đường link của Website này là: https://dangkykinhdoanh.gov.vn.
+ Kê khai những thông tin cần thiết tại Website này để được đăng ký tài khoản.
+ Đại diện công ty sẽ sử dụng tài khoản này để kê khai những thông tin cần thiết. Đồng thời tải các văn bản điện tử xác thực hồ sơ theo đúng quy trình.
+ Khi đã hoàn tất việc gửi hồ sơ, đại diện sẽ nhận được giấy biên nhận hồ sơ gửi thông qua mạng điện tử.
+ Phòng đăng ký KD sẽ xem xét thông tin có trong hồ sơ. Nếu có sai sót, gửi thông báo cho người đăng ký yêu cầu sửa đổi. Còn nếu thông tin trong hồ sơ là chính xác, các thủ tục sẽ được xử lý nhanh gọn.
+ Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động ĐĐKD cho doanh nghiệp.
3.2. Đăng ký nộp hồ sơ trực tiếp cần thủ tục như thế nào
Trong trường hợp này, việc thành lập địa điểm kinh doanh sẽ cần doanh nghiệp thực hiện trình tự thủ tục sau đây.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Lúc này, doanh nghiệp cần chú ý chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết theo thông tin hướng dẫn ở trên. Sau đó, đừng quên kiểm tra lại tính chính xác của từng giấy tờ trong bộ hồ sơ. Việc này sẽ giúp bạn tránh được sai sót khiên việc đăng ký mất nhiều thời gian hơn.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh năm 2020 sẽ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh tại khu vực địa điểm KD đó tọa lạc. Thời gian làm việc của Phòng ĐKKD là từ 7h30 sáng đến 11h30 sáng từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Ngoại trừ những ngày lễ tết.
Sau khi nộp hồ sơ tại quầy số 2, nhân viên sẽ kiểm tra xem có thiếu giấy tờ gì không. Nếu không, người nộp hồ sơ sẽ nhận được giấy biên nhận.
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ
Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xác thực những thông tin trên hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp. Sau đó, giải quyết mọi thủ tục cần thiết để cấp phép hoạt động cho ĐĐKD của DN.
Bước 4: Lấy kết quả
Trong giấy biên nhận được đưa cho người nộp hồ sơ có ngày hẹn trả kết quả. Đúng thời gian trong giấy hẹn, bạn hãy nhanh chóng đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ của mình.
4. Một số lưu ý quan trọng cần ghi nhớ khi thành lập địa điểm kinh doanh
Khi đăng ký thành lập ĐKKD, có một số vấn đề quan trọng cần lưu ý. Cùng tìm hiểu nhé.
4.1. Về việc kê khai thuế và hạch toán
Theo Luật doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh vốn không có tư cách pháp nhân. Chính vì vậy, việc kê khai thuế và hạch toán của địa điểm kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào công ty mẹ.
4.2. Về con dấu của ĐĐKD đó
Theo điều 45 của bộ luật doanh nghiệp ban hành năm 2014, ĐKKD là một đơn vị phụ thuộc. Nó không có tài sản riêng, không được quyền kinh doanh độc lập với trụ sở mà nó phụ thuộc.
Ngoài ra, các ĐKKD cũng chỉ có chức năng kinh doanh, trao đổi hàng hóa. Nó không có khả năng thực hiện những nhiệm vụ khác.
Chính vì vậy, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được quyền sở hữu con dấu pháp lý. Do đó, các ĐKKD cũng không được phép ký kết những hợp đồng giao dịch.
5. Lời khuyên dành cho bạn
Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về việc thành lập địa điểm kinh doanh với những thông tin mới nhất năm 2020. Bài viết này của Văn phòng Luật sư Thu Huế sẽ giúp bạn biết mình phải làm gì để thành lập một địa điểm kinh doanh và đưa nó vào hoạt động.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc này khá phức tạp. Nó sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của mọi người khi giải quyết. Một giải pháp hoàn hảo cho bạn chính là liên hệ và sử dụng dịch vụ thành lập địa điểm KD của VPLS Thu Huế.
Làm việc tại VPLS Thu Huế là những luật sư, chuyên viên hàng đầu, giàu kinh nghiệm. Nếu bạn có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:
- Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
- Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.
- Giám đốc chi nhánh: Luật sư Phạm Thị Thu Huế.
- Chịu trách nhiệm nội dung và tư vấn khách hàng: Bùi Quang Đại.
Pingback:Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh bạn nên biết
Pingback:Địa điểm đăng ký hộ kinh doanh ở đâu?
Pingback:Có được đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh hay không?
Pingback:Giải đáp thắc mắc: Khi nào cần đăng ký địa điểm kinh doanh?