Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh?
Chi nhánh công ty hay địa điểm kinh doanh đều giúp ích trong việc phát triển doanh nghiệp. Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh để mang lại nhiều lợi ích nhất. Nếu bạn đang băn khoăn về điều này, đọc ngay bài viết dưới đây của Văn phòng Luật sư Thu Huế. Chúng tôi sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích đấy.
Mục lục
1. Phân biệt Chi nhánh Công ty và Địa điểm kinh doanh

Để biết nên lựa chọn thành lập đơn vị phụ thuộc nào, bạn cần phân biệt rõ ràng được hai khái niệm này. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn làm điều đó với bảng thông tin chi tiết.
Tiêu chí | Chi nhánh Công ty | Địa điểm kinh doanh |
Khái niệm | Chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp bất kỳ. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành nghề của doanh nghiệp. Không được kinh doanh với những ngành nghề ngoài phạm vi. | Địa điểm kinh doanh cũng là một đơn vị phụ thuộc vào các loại hình doanh nghiệp. Đó chính là nơi thực hiện những hoạt động kinh doanh cụ thể. |
Cơ cấu tổ chức và hoạt động | Chi nhánh của một công ty không bị giới hạn về số người làm việc. Nó có nhiệm vụ thực hiện mọi chức năng hoặc một vài chức năng cụ thể của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm cả chức năng đại diện theo yêu cầu ủy quyền. | Tại địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp chỉ được thực hiện việc mua bán. Mỗi địa điểm kinh doanh không được có quá 10 lao động làm việc. |
Phạm vi thành lập | Chi nhánh có thể được thành lập trong phạm vi cùng tỉnh hoặc khác tỉnh so với trụ sở của doanh nghiệp. | Địa điểm kinh doanh trước đây chỉ được thành lập cùng tỉnh với trụ sở kinh doanh. Nhưng từ khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, địa điểm kinh doanh hoàn toàn có thể được thành lập tại địa điểm ngoài khu vực tỉnh/ thành của trụ sở doanh nghiệp. |
Hạch toán | Các chi nhánh có thể lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc vào công ty mẹ hoặc độc lập tùy điều kiện, tình hình hoạt động. | Địa điểm kinh doanh là cơ sở phụ thuộc không có tư cách pháp nhân. Chính vì vậy, việc hạch toán của nó phụ thuộc hoàn toàn vào đơn vị phụ thuộc, công ty mẹ. |
Con dấu | Chi nhánh của một công ty được phép khắc và sở hữu con dấu riêng. | Địa điểm kinh doanh không được tiến hành khắc hay sở hữu con dấu riêng. |
Thuế | Đối với trường hợp chi nhánh đăng ký hình thức hạch toán thuế phụ thuộc vào công ty mẹ. Nếu cùng tỉnh Công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm làm báo cáo thuế phí theo quý, năm. Chữ ký số chi nhánh sử dụng cũng là của công ty mẹ. Chữ ký này có vai trò quan trọng trong lúc khai thuế môn bài. Nếu khác tỉnh Chi nhánh cần thực hiện khắc và sở hữu con dấu riêng. Mua chữ ký số riêng để khai thuế, nộp thuế cũng như làm các báo cáo thuế hàng quý. Tuy nhiên, báo cáo tài chính cuối năm sẽ do công ty mẹ hoàn thiện và thực hiện quyết toán. Đối với trường hợp chi nhánh đăng ký hình thức hạch toán độc lập, dù cùng tỉnh hay khác tỉnh với trụ sở công ty mẹ thì đều cần mua chữ ký số riêng. Chi nhánh cũng phải làm khai thuế ban đầu như hồ sơ công ty mẹ làm. Những thủ tục liên quan cũng tương tự. | Công ty mẹ quản lý địa điểm kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm khai thuế. Đồng thời, thực hiện các công tác như nộp thuế môn bài, làm tờ khai thuế cho địa điểm kinh doanh. |
2. Nên lựa chọn thành lập Chi nhánh hay Địa điểm kinh doanh?
Với những thông tin trên đây, bạn có thể thấy rõ những khác biệt cơ bản nhất của chi nhánh và địa điểm kinh doanh trực thuộc một doanh nghiệp. Vậy nên chọn thành lập loại hình đơn vị phụ thuộc nào?
Lời khuyên dành cho bạn
Có thể thấy rằng, chi nhánh và địa điểm KD có nhiều đặc điểm khác biệt. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn biết khi nào nên thành lập địa điểm kinh doanh, khi nào lên lựa chọn mở chi nhánh mới cho công ty.
Khi nào nên lựa chọn thành lập chi nhánh?
Chi nhánh sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh trên những địa bàn khác nhau. Đặc biệt, đơn vị phụ thuộc này có cả những chức năng quan trọng như đại diện theo ủy quyền. Nó sẽ giúp các hoạt động, những vấn đề pháp lý trở nên đơn giản hơn.
Nếu bạn đang muốn mở rộng phạm vi hoạt động của công ty mình ra nhiều nơi, thành lập chi nhánh chính là lựa chọn dành cho bạn. Chi nhánh sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc phát triển doanh nghiệp của mình ở một khu vực mới. Từ đó, tiếp cận nhiều khách hàng mới hơn.
Đặc biệt, khách hàng chỉ cần tới chi nhánh gần nhất là có thể thực hiện được mọi giao dịch với doanh nghiệp. Điều này mang tới nhiều lợi ích cho cả khách hàng cũng như công ty mẹ trong hoạt động của mình.
Khi nào nên lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh?
Một địa điểm kinh doanh vốn chỉ mang chức năng kinh doanh. Tuy nhiên nó lại sở hữu nhiều lợi thế đáng gờm. Như thủ tục thành lập đơn giản, cách vận hành dễ dàng. Không quá khó khăn, doanh nghiệp có thể thành lập và điều hành một địa điểm kinh doanh hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, địa điểm KD lại không thực hiện được những chức năng khác của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nó phù hợp với nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng.
- Như vậy, bạn đã biết được khi nào nên thành lập CN công ty, khi nào thì lựa chọn địa điểm kinh doanh đấy. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc điều hành, phát triển doanh nghiệp của mình.
Những lưu ý quan trọng khi thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh
Những thông tin lưu ý dưới đây có ý nghĩa rất quan trọng. Bạn hãy chú ý để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất trên hành trình mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp nhé.
- Hãy chú ý đến mục tiêu của doanh nghiệp là gì? Từ đó dễ dàng đưa ra lựa chọn nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh.
- Trong trường hợp không thể tự đưa ra quyết định, hãy liên hệ với những đơn vị tư vấn. Họ sẽ giúp bạn biết được doanh nghiệp của mình đang thực sự cần gì. Từ đó, đưa ra những lựa chọn hoàn hảo nhất.
- Hãy chú ý đến quy mô, địa chỉ của đơn vị phụ thuộc. Bạn nên chắc chắn rằng nó thỏa mãn các tiêu chí cần thiết để có thể hoạt động một cách hợp pháp.
- Khi đã có quyết định thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh, hãy thực hiện các thủ tục cần thiết.
Lời khuyên dành cho bạn
Hiện tại, việc thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh đều rất phổ biến. Đây là những lựa chọn quan trọng, tác động nhiều tới quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nên lựa chọn hình thức nào thì không phải ai cũng biết. Để an tâm với lựa chọn của mình, bạn hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Văn phòng Luật sư Thu Huế là một trong những đơn vị hàng đầu tư vấn luật, phát triển doanh nghiệp. Nếu bạn có mong muốn mở rộng DN nhưng chưa biến nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh, gọi ngay cho VPLS Thu Huế để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:
- Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
- Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.
- Giám đốc chi nhánh: Luật sư Phạm Thị Thu Huế.
- Chịu trách nhiệm nội dung và tư vấn khách hàng: Bùi Quang Đại.