Thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh được thực hiện như thế nào?
Khi muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại chi nhánh, thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh là điều cần thiết. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát triển quy mô cũng như hoạt động của các công ty. Nếu bạn đang tìm hiểu về điều này, đọc ngay bài viết dưới đây của Văn phòng Luật Sư Thu Huế. Chúng tôi sẽ giúp bạn có được trình tự thực hiện việc này chính xác nhất đấy.
Mục lục
- Việc thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh có hợp pháp hay không?
- Chi tiết thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
- Chi tiết các bước đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh của doanh nghiệp
- Những lưu ý quan trọng khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
- Lời kết
Việc thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh có hợp pháp hay không?
Điều này vẫn khiến rất nhiều doanh nghiệp, người đại diện doanh nghiệp thắc mắc. Để giải đáp, chúng ta hãy xem ngay những quy định của Pháp luật đối với vấn đề này nhé.
Tìm hiểu về quy định thành lập chi nhánh – địa điểm KD của doanh nghiệp
Hiểu một cách đơn giản, chi nhánh chính là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Nó có vai trò thực hiện một, nhiều hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp. Một chi nhánh sẽ phụ thuộc vào công ty mẹ chứ không có tư cách pháp nhân độc lập.
Còn địa điểm kinh doanh chính là nơi mà doanh nghiệp thành lập và thực hiện, tiến hành những hoạt động kinh doanh cụ thể. Nó được chứng thực hoạt động với một Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng do Phòng ĐKKD cấp. Giấy này sẽ hoạt động song song với giấy chứng nhận ĐKDN.
Có thể thành lập ĐĐKD trực thuộc chi nhánh?
Dễ dàng thấy được, không có quy định cụ thể và chi tiết về việc thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh của một công ty. Tuy nhiên, khi có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện việc này.
Thông thường, mọi thủ tục sẽ được xử lý như khi đăng ký địa điểm kinh doanh thông thường. Từ đó, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mong muốn và thực hiện các hoạt động cần thiết để mở rộng mô hình của mình.
Chi tiết thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
Dưới đây, Văn phòng Luật sư Thu Huế sẽ giúp bạn tìm hiểu về quá trình thực hiện thủ tục này. Cùng theo dõi để hoàn thành việc đăng ký một cách đơn giản nhất nhé.
Chuẩn bị hồ sơ
Đầu tiên, doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ chi tiết. Từ đó, thực hiện việc đăng ký thành lập ĐĐKD trực thuộc Chi nhánh công ty một cách đơn giản nhất. Dưới đây là những gì cần thiết cho bộ hồ sơ đó.
- Thông báo về việc thành lập ĐĐKD trực thuộc chi nhánh của công ty.
- MSDN.
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh mà Địa điểm KD đó trực thuộc. Địa chỉ chi nhánh được áp dụng trong trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh hoặc thành phố nơi chi nhánh công ty đặt trụ sở.
- Tên, địa chỉ của ĐĐKD.
- Lĩnh vực hoạt động của ĐĐKD.
- Bản sao có công chứng của giấy tờ tùy thân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh đó.
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh sẽ thành lập.
- Bản sao có công chứng trong vòng 06 tháng gần nhất
Lưu ý khi chọn làm hồ sơ mà bạn nên biết
Một lưu ý nhỏ cho mọi người là nên chọn tên và địa điểm chi nhánh trong hồ sơ. Vì địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh của doanh nghiệp sẽ chỉ được phép thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi mà doanh nghiệp đó đặt chi nhánh hoạt động.
Chi tiết các bước đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh của doanh nghiệp
Dưới đây, Văn phòng Luật sư Thu Huế sẽ cùng bạn tìm hiểu về trình tự thực hiện việc này. Nó sẽ giúp bạn hoàn thiện những thủ tục cần thiết cho DN của mình đấy.
Bước 1: Nộp hồ sơ thông báo thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh tới phòng đăng ký
Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên, bạn sẽ tiến hành nộp hồ sơ. Đơn vị tiếp nhận hồ sơ này chính là Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư. Bạn hãy nhanh chóng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua Website của sở để nộp hồ sơ online.
TRước khi nộp, đừng quên kiểm tra hồ sơ một lần cuối thật kỹ càng. Từ đó đảm bảo hồ sơ của bạn đã có đầy đủ những giấy tờ cần thiết. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ để địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh nhanh chóng được phép đi vào hoạt động.
- Một lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ chính là hồ sơ này phải được nộp trong vòng 10 ngày kể từ khi có quyết định thành lập cơ sở, địa điểm kinh doanh.
Bước 2: phòng đăng ký nhập thông tin
Sau khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký Kinh doanh của Sở sẽ tiến hành nhập thông tin vào Cổng thông tin về doanh nghiệp Quốc gia. Từ đó, ghi nhận, đồng bộ hóa những thông tin cần thiết.
Trong thời điểm này, Phòng ĐKKD sẽ lấy được mã số thuế, địa điểm kinh doanh của chi nhánh/ trụ sở công ty. Từ đó, bổ sung những thông tin cần thiết và cấp giấy chứng nhận thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh cho doanh nghiệp.
Bước 3: phòng đăng ký cấp giấy chứng nhận sau 3 ngày làm việc
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Phòng Đăng ký Kinh doanh có trách nhiệm xử lý hồ sơ và trả kết quả. Lúc này, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Đồng thời, dữ liệu cũng sẽ được cập nhật cụ thể và chính xác trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Với những trường hợp đặc biệt có nhu cầu, doanh nghiệp có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Địa điểm Kinh doanh. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ nhanh chóng xem xét hồ sơ và giải quyết theo cách hợp lý nhất có thể.
Những lưu ý quan trọng khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
- Bạn nên chú ý thời hạn thực hiện các thủ tục, ra thông báo thành lập ĐĐKD. Bởi khi đã vượt qua thời hạn này, việc thực hiện thủ tục sẽ trở nên khó khăn hơn với nhiều vấn đề rắc rối.
- Trước khi nộp hồ sơ, hãy xác minh thông tin có trong các loại giấy tờ một cách cẩn thận. Điều này sẽ giúp bạn rút ngắn được quá trình giải quyết việc đăng ký. Việc làm này cũng hạn chế được những sai sót trong hồ sơ của bạn.
- Sau khi nộp hồ sơ đăng ký, bạn nên chú ý theo dõi thông tin. Bởi với những trường hợp có sai sót hoặc thiếu sót trong hồ sơ, Phòng Đăng ký Kinh doanh sẽ liên hệ để yêu cầu bổ sung.
- Thông thường, khi việc đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh thành công doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một số nghĩa vụ tài chính. Điều này sẽ được nêu rõ trong kết quả trả về. Bạn nên chú ý để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp.
- Việc làm hồ sơ cũng như nộp và giải quyết tiêu tốn rất nhiều thời gian. Do đó, bạn có thể liên hệ với Văn Phòng Luật Sư Thu Huế để được hỗ trợ. Những chuyên viên tư vấn luật sẽ giúp bạn giải quyết việc này một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Lời kết
Trên đây, Văn phòng Luật sư Thu Huế đã cùng bạn tìm hiểu về việc thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh. Đây là thông tin hữu ích dành cho những doanh nghiệp đang có nhu cầu mở rộng địa bàn, mô hình kinh doanh.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hay cần được tư vấn, hỗ trợ về thủ tục, hãy liên hệ ngay với Văn phòng Luật sư Thu Huế. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ, cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết nhất đối với công việc này.
Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:
- Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
- Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.
- Giám đốc chi nhánh: Luật sư Phạm Thị Thu Huế.
- Chịu trách nhiệm nội dung và tư vấn khách hàng: Bùi Quang Đại.