Trả lời thắc mắc: Có phải đăng ký địa điểm kinh doanh hay không?
Hiện tại, có rất nhiều doanh nghiệp muốn mở mới một đơn vị phụ thuộc. Họ thắc mắc liệu không đăng ký địa điểm kinh doanh có sao không? Nếu không đăng ký thì hình phạt dành cho doanh nghiệp là gì?
Trong bài viết này, Văn phòng Luật sư Thu Huế sẽ giúp bạn giải đáp điều đó. Bạn sẽ biết khi nào cần đi đăng ký, khi nào việc này là không cần thiết đấy.
Mục lục
Đăng ký địa điểm kinh doanh có ưu điểm gì?
Thời gian gần đây, rất nhiều doanh nghiệp thực hiện việc mở rộng quy mô hoạt động bằng cách đăng ký thêm những địa điểm kinh doanh mới. Cùng tìm hiểu xem phương thức này có những ưu điểm gì nhé!
Quy định về việc đăng ký Địa điểm KD
Luật Doanh nghiệp chỉ rõ, địa điểm kinh doanh chính là nơi doanh nghiệp thực hiện những hoạt động KD cụ thể. Nó không có chức năng đại diện ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp hay thực hiện các hoạt động được ủy quyền khác.
Hiện tại, Luật Doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp thực hiện mở địa điểm kinh doanh trong cùng một tỉnh hoặc khác tỉnh so với trụ sở chính của doanh nghiệp. Từ đó, dễ dàng phát triển quy mô kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
Ưu điểm của việc đăng ký địa điểm kinh doanh là gì?
- Hiện tại, doanh nghiệp có thể thực hiện việc ĐK địa điểm KD ở trong cùng một tỉnh hoặc khác tỉnh đối với trụ sở doanh nghiệp. Nhờ đó, hoạt động mở rộng kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
- Theo quy định, địa điểm kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không sở hữu con dấu riêng. Các hoạt động hạch toán của địa điểm kinh doanh sẽ phụ thuộc và được làm chung với trụ sở DN.
- Khi mở địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần nộp thuế môn bài. Đến khi đăng ký, DN sẽ được đưa những chi phí liên quan tới địa điểm KD vào các chi phí được khấu trừ.
Trường hợp nào phải đăng ký địa điểm kinh doanh?
Trong một số trường hợp, việc đăng ký địa điểm kinh doanh không thực sự cần thiết. Cùng tìm hiểu xem khi nào thì việc này là cần thiết nhé!
Thông thường, doanh nghiệp sẽ muốn thành lập thêm địa điểm phụ thuộc. Chúng thường được dùng với những mục đích như làm cơ sở bán hàng, bãi để xe, nhà ở nhân viên hay kho chứa hàng. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải thích liệu có phải lúc nào việc thành lập địa điểm KD là cần thiết.
Khi thuê kho chứa hàng
Kho chứa hàng là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Chức năng chính của nó là lưu giữ hàng hóa. Tại đây có thể diễn ra hoạt động kinh doanh hoặc không tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp.
Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thực hiện trao đổi, mua bán hàng hóa tại kho sẽ cần đăng ký địa điểm kinh doanh. Nếu không thực hiện mua bán, DN chỉ cần đăng ký chi nhánh mà thôi. Như vậy là đảm bảo các hoạt động bên trong kho diễn ra hợp pháp theo đúng quy định của luật doanh nghiệp.
Khi xây dựng bãi để xe dành cho nhân viên
Bãi để xe dành cho nhân viên không được xem là một địa điểm kinh doanh. Bởi tại đây không diễn ra các hoạt động giao dịch, trao đổi mua bán hàng hóa. Chính vì vậy, việc Đăng ký Địa điểm KD là không cần thiết.
Khi xây dựng cơ sở bán hàng có cần đăng ký địa điểm kinh doanh?
Đối với những doanh nghiệp làm trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, xây dựng một cửa hàng phù hợp là điều cần thiết. Đó chính là nơi giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình cũng như tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Đặc biệt, cửa hàng hay Showroom cũng là nơi doanh nghiệp sẽ bán những sản phẩm mình làm ra.
Trong trường hợp này, việc đăng ký địa điểm kinh doanh là cần thiết. Bởi tại đây có diễn ra những hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của doanh nghiệp.
Không đăng ký địa điểm kinh doanh có bị phạt không?
Luật doanh nghiệp đã chỉ rõ trong thời gian 10 ngày kể từ khi có quyết định, DN cần thông báo thành lập địa điểm kinh doanh đối với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành đánh giá, xem xét hồ sơ để quyết định ghi bổ sung địa điểm kinh doanh mới vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trong trường hợp Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ này sẽ bị xử phạt. Mức xử phạt tương ứng với từng hành vi được quy định rõ trong Nghị định 155/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
“Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với những hành vi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không được thực hiện theo đúng thời hạn đã quy định.”
Trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện việc đăng ký kinh doanh hợp lệ, việc xử phạt sẽ tùy thuộc vào từng hành vi cũng như mức độ sai phạm trong kinh doanh. Từ đó, đảm bảo tính răn đe cũng như quản lý các hành vi kinh doanh trên thị trường một cách nghiêm minh nhất.
Lời khuyên dành cho bạn
Như vậy, có thể thấy rằng việc đăng ký địa điểm kinh doanh khi mở mới là cần thiết. Nó đảm bảo hoạt động của địa điểm kinh doanh/ doanh nghiệp đó được thông suốt, hợp pháp.
Chính vì vậy, bạn nên chú ý thực hiện việc đăng ký địa điểm kinh doanh theo đúng thời hạn. Tránh rơi vào trường hợp không đăng ký địa điểm kinh doanh và bị xử phạt.
Nếu có bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ với Văn phòng Luật sư Thu Huế. Chúng tôi sẽ giúp bạn có được những thông tin chi tiết về thủ tục cũng như trình tự thực hiện. Đồng thời, tư vấn giúp bạn sử dụng dịch vụ đăng ký cần thiết để tiết kiệm thời gian.
Nhấc máy lên gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ nhé.
Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:
- Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
- Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.
- Giám đốc chi nhánh: Luật sư Phạm Thị Thu Huế.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Bùi Quang Đại.