Đăng ký địa điểm kinh doanh của Công ty Cổ phần như thế nào?

Hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp là công ty Cổ phần muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi đó, việc đăng ký địa điểm kinh doanh của Công ty Cổ phần là cần thiết. Nhưng làm như thế nào cho nhanh chóng và phù hợp với pháp luật? Nếu bạn đang băn khoăn điều đó, bài viết này của Văn phòng Luật sư Thu Huế là dành cho bạn.

1. Khi nào một Công ty Cổ phần Đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh?

Không phải lúc nào việc thành lập một địa điểm kinh doanh mới đã là việc nên làm. Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem khi nào thì việc này trở nên cần thiết đối với những Công ty Cổ phần nhé.

Quy định của Pháp luật về địa điểm kinh doanh của Công ty Cổ phần

Căn cứ Pháp lý của quy định này chính là Luật doanh nghiệp ban hành năm 2014 và Nghị định 78 của Chính Phủ ban hành năm 2015. Trong đó đã nêu ra những quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự cũng như thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh chính là những địa điểm mà ở đó doanh nghiệp có thể thực hiện những hoạt động kinh doanh cụ thể. Bao gồm trao đổi, mua bán hàng hóa đối với các công ty, doanh nghiệp khác.

Thông thường, những địa điểm kinh doanh sẽ được thành lập, đăng ký tại cùng tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở của công ty. Từ đó, giúp việc quản lý và kê khai thuế được dễ dàng, thuận tiện hơn.

Chức năng của địa điểm kinh doanh là gì?

Như đã nói, địa điểm kinh doanh chính là nơi giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa. Ngoài ra, nó cũng mang những đặc điểm tương tự một văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Ưu và nhược điểm của việc đăng ký địa điểm kinh doanh của Công ty Cổ phần là gì?

Hiện tại rất nhiều doanh nghiệp, công ty cổ phần thực hiện đăng ký địa điểm kinh doanh. Đó là do việc này có ưu điểm nhất định, giúp ích rất nhiều cho hoạt động.

Ưu điểm của việc ĐK ĐĐKDNhược điểm khi ĐK ĐĐKD
Lúc này, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau. Đặc biệt những địa điểm này đều nằm trên một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Hiện tại, không được phép lập ĐĐKD tại tỉnh thành mà công ty mẹ không đặt trụ sở hay mở một chi nhánh hoạt động tại đó.
Việc hạch toán, kê khai thuế của địa điểm kinh doanh sẽ phụ thuộc vào công ty mẹ. Nhờ đó, việc quản lý cũng dễ dàng hơn. Do tại ĐĐKD phát sinh các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài để hoạt động kinh doanh hợp pháp.
Địa điểm kinh doanh của Cty Cổ phần sẽ có chức năng kinh doanh. Đồng thời, nó vẫn có thể hoạt động như một văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Trong khi đó, VPĐD không có chức năng thực hiện các hoạt động kinh doanh. ĐĐKD của doanh nghiệp không được phép sở hữu con dấu riêng.

Khi nào nên thực hiện Đăng ký Địa điểm kinh doanh của Công ty Cổ phần?

Nếu như Công ty Cổ phần có nhu cầu mở thêm một địa điểm giao dịch hàng hóa, việc đăng ký thành lập ĐĐKD mới là nên làm. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể cho vấn đề này:

+ Mở thêm một cơ sở để bày bán các mặt hàng do doanh nghiệp sản xuất.

+ Công ty Cổ phần có nhu cầu mở thêm Showroom trưng bày những sản phẩm, hàng hóa của công ty.

+ Mở thêm bãi xe, kho hàng để phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Thủ tục Đăng ký được thực hiện như thế nào?

Dưới đây, Văn Phòng Luật sư Thu Huế sẽ giúp bạn tìm hiểu về thủ tục thực hiện ĐK ĐĐKD dành cho công ty cổ phần. Thông tin này sẽ giúp bạn hoàn tất những thủ tục cần thiết nhanh chóng nhất.

2.1. Làm thông báo về việc thành lập địa điểm kinh doanh theo mẫu

Mẫu dành cho văn bản này đã được quy định cụ thể tại Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT. Theo đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi quyết định thành lập ĐĐKD, doanh nghiệp sẽ phải đến Phòng ĐK kinh doanh để nộp thông báo. Hoặc gửi thông báo thành lập ĐĐKD đến Phòng ĐK KD qua đường bưu điện.

Nội dung của bản thông báo này cần nêu rõ những thông tin sau:

+ MSDN.

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp là gì, ở đâu. Trong trường hợp lập địa điểm kinh doanh tại nơi có chi nhánh của công ty, cần nêu rõ tên và địa chỉ của chi nhánh phụ thuộc đó là gì.

+ Tên của địa điểm kinh doanh mà Công ty Cổ phần có ý định thành lập là gì.

+ Địa chỉ của điểm kinh doanh ở đâu?

+ Lĩnh vực hoạt động?

+ Họ tên và chữ ký hợp pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2.2. Chuẩn bị hồ sơ công ty về việc thành lập địa điểm kinh doanh

Trong bộ hồ sơ này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau đây:

+ Thông báo nêu trên.

+ Bản sao hợp lệ có chứng thực của Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh sẽ thành lập sắp tới.

+ Hồ sơ cá nhân của người chịu trách nhiệm đứng đầu của ĐĐKD.

+ Văn bản ủy quyền của người đứng đầu địa điểm kinh doanh hoặc doanh nghiệp cho người thực hiện (ở đây là đại diện của văn phòng luật sư) những thủ tục cần thiết để thành lập ĐĐKD.

+ Bản sao có chứng thực trong vòng 06 tháng của hộ chiếu, căn cước, chứng minh thư của người tiến hành nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.

+ Trong một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị một số hồ sơ khác cho việc này. Khi đó, bạn sẽ được hướng dẫn một cách cụ thể và chi tiết nhất.

2.3. Thực hiện nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh của Công ty Cổ phần

Hiện tại, có hai hình thức thực hiện nộp hồ sơ là trực tuyến hoặc trực tiếp. Cùng tìm hiểu cụ thể và hai hình thức này nhé.

Nộp hồ sơ trực tiếp

Nếu có thể, bạn hãy tới Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc để tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh mới.

Tại đây, bạn sẽ được nhân viên của phòng hướng dẫn nộp lệ phí cũng như bổ sung những thông tin cần thiết trong hồ sơ của mình.

Hướng dẫn nộp HS online

Hiện tại, việc đăng ký địa điểm kinh doanh online đã trở nên dễ dàng hơn với Website dangkykinhdoanh.gov.vn. Bạn chỉ cần truy cập vào Website này, đăng ký trực tuyến và chờ đợi kết quả trả về của đơn vị quản lý.

2.4. Theo dõi quá trình nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh

Sau khi bạn thực hiện đầy đủ những công tác cần thiết cho việc nộp hồ sơ, phòng ĐKKD sẽ cấp cho bạn giấy biên nhận.

Sau đó xử lý những thông tin cần thiết để có được kết quả. Bạn nên theo dõi quá trình này để nhanh chóng nhận được những góp ý từ phòng đăng ký kinh doanh.

2.5. Nhận kết quả

Tùy thuộc vào hồ sơ đã đầy đủ, chính xác hay chưa mà thủ tục trả về cũng khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kết quả đối với mỗi trường hợp sẽ ra sao.

Nếu bạn đã nộp hồ sơ đúng

Lúc này, doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả về việc cho phép thành lập địa điểm kinh doanh mới. Cùng với đó là những thủ tục, nghĩa vụ thuế phí mà doanh nghiệp cần hoàn thành.

Nếu hồ sơ của doanh nghiệp còn thiếu hay có sai sót

Trong trường hợp này, Phòng ĐKKD sẽ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, sửa chữa những sai sót còn tồn đọng trong hồ sơ. Khi hồ sơ đã chính xác sẽ được xử lý để cấp phép hoạt động cho địa điểm kinh doanh của công ty cổ phần đã đăng ký.

Lời kết

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về việc đăng ký địa điểm kinh doanh của Công ty Cổ Phần. Như vậy bạn đã biết công việc này được thực hiện như thế nào.

Trong trường hợp có bất kỳ vấn đề gì cần trợ giúp hay còn thắc mắc về thủ tục, bạn hãy liên hệ ngay với Văn phòng Luật sư Thu Huế. Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ luật doanh nghiệp, chúng tôi sẽ giúp bạn có được những lời khuyên hữu ích nhất đấy.

Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:

  • Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
  • Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.
  • Giám đốc chi nhánh: Luật sư Phạm Thị Thu Huế.
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bùi Quang Đại.
0/5 (0 Reviews)

Luật Sư Thu Huế

Luật sư Thu Huế tên đầy đủ là Phạm Thị Thu Huế. Cô là Luật Sư chuyên về các vấn đề về kinh tế. Vừa điều hành văn phòng luật sư Thu Huế vừa là tác giả của website vpluatsuthuhue.com để cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Thủ tục đầu tư trong nước và ra nước ngoài. Thủ tục đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam. Thủ tục thực hiện các giấy phép con trong kinh doanh. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ và thủ tục điều chỉnh các giấy phép kinh doanh.

Trả lời