Tìm hiểu về thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh cùng tỉnh

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở doanh nghiệp là thông tin rất quan trọng. Nó giúp ích cho công ty/ doanh nghiệp rất nhiều trong việc xây dựng địa điểm kinh doanh mới để mở rộng quy mô hoạt động. Trong bài viết này, Văn phòng Luật Sư Thu Huế sẽ giúp bạn tìm hiểu về thủ tục cần thiết để thực hiện việc này.

1. Tìm hiểu về hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh

Khi có nhu cầu thành lập địa điểm đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần hoàn thiện một bộ hồ sơ. Hiện tại, một bộ hồ sơ hoàn chỉnh yêu cầu những giấy tờ chi tiết sau đây.

1.1. Thông báo thành lập địa điểm đăng ký kinh doanh

Thông báo này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp thông báo với cơ quan quản lý về việc thành lập một địa điểm kinh doanh mới cho doanh nghiệp của mình.

Hiện tại, cách làm thông báo đã được quy định cụ thể tại Khoản 9 điều 1 của nghị định 108/2018/NĐ-CP. Theo đó, thông báo thành lập địa điểm đăng ký kinh doanh của một công ty/ doanh nghiệp sẽ cần tới những thông tin sau:

+ Mã số doanh nghiệp.

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp quản lý trực tiếp địa điểm kinh doanh đó. Trong một số trường hợp đặc biệt sẽ cần đến địa chỉ chi nhánh mà địa điểm kinh doanh mới thành lập trực thuộc.

+ Tên của địa điểm kinh doanh đó là gì.

+ Địa chỉ của địa điểm kinh doanh sẽ thành lập. Tương tự như khi thành lập trụ sở công ty, địa chỉ chi nhánh công ty hay văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng không được pháp là chung cư, căn hộ hay nhà tập thể. Nếu là nhà riêng có số phòng cũng cần chú ý cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu những tài sản gắn liền.

+ Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh đó là gì? Có giống với doanh nghiệp mà nó trực thuộc hay không. Thông thường, lĩnh vực hoạt động chỉ được kinh doanh đúng với phạm vi hoạt động của công ty mẹ mà nó trực thuộc.

+ Thông tin cá nhân chính xác đầy đủ cùng những giấy tờ liên quan của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

+ Họ tên, chữ kỹ hợp pháp của người đại diện của doanh nghiệp/ người đứng đầu chi nhánh. Tùy từng trường hợp mà doanh nghiệp cần những thông tin khác nhau trong thông báo thành lập địa điểm kinh doanh của mình.

1.2. Văn bản ủy thác quyền thực hiện dành cho người đại diện

Không phải lúc nào nhân viên doanh nghiệp hay người đứng đầu có thể tự đi làm thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh. Khi đó, sẽ có người đại diện làm thủ tục. Doanh nghiệp cần làm văn bản ủy quyền để người đại diện có thể đi làm thủ tục với những cơ quan quản lý một cách hợp pháp và nhanh chóng nhất.

2. Hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh cùng tỉnh

Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được trình tự làm thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh. Cùng tìm hiểu để thực hiện việc này nhanh chóng và đơn giản hơn nhé.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh. Những giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ này đã được chúng tôi nêu ở trên.

Hãy chú ý đến tính chính xác của từng loại giấy tờ để đảm bảo việc xử lý hồ sơ được nhanh chóng. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới thời hạn xử lý hồ sơ cũng như việc thành lập địa điểm kinh doanh của bạn có thuận lợi hay không đấy.

Bước 2: Doanh nghiệp thực hiện việc nộp hồ sơ

Bước tiếp theo của thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh cùng tỉnh chính là nộp hồ sơ. Việc này doanh nghiệp sẽ thực hiện tại Phòng Đăng ký Kinh doanh của tỉnh/ tp nơi doanh nghiệp có ý định đặt địa điểm kinh doanh mới thành lập.

Trong lúc nộp hồ sơ, doanh nghiệp/ công ty cũng có nghĩa vụ nộp phí đi kèm. Khoản phí Đăng ký Kinh doanh theo đúng quy định hiện nay là 100.000 VNĐ.

Bước 3: Theo dõi quá trình nộp hồ sơ cũng như các bước xử lý hồ sơ

Sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký Kinh doanh sẽ cấp giấy biên nhận. Sau đó tiến hành xem xét và xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trên giấy biên nhận cũng sẽ ghi rõ thời hạn hẹn trả kết quả xử lý nhu cầu đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông thường, phòng Đăng ký KD cấp tỉnh sẽ tiến hành nhập những thông tin cần thiết vào trong hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Lúc này, Phòng DKKD cũng sẽ yêu cầu thông tin về mã số thuế, địa điểm kinh doanh. Từ đó, bổ sung những thông tin cần thiết vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 4: Nhận kết quả của thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh cùng tỉnh

Tùy từng trường hợp, kết quả trả về cho hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp là khác nhau. Dưới đây, Văn phòng Luật Sư Thu Huế sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể về từng trường hợp.

Đối với những trường hợp hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp chưa hợp lệ

+ Đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng ĐKKD, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo yêu cầu bổ sung, sửa chữa hồ sơ trực tiếp. Lúc này, hãy nhanh chóng thực hiện những điều chỉnh cần thiết. Những điều chỉnh này đều được hướng dẫn cụ thể trong thông báo bổ sung.

+ Trong trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh qua mạng, phòng ĐKKD sẽ gửi thông báo tới tài khoản khai hồ sơ của doanh nghiệp. Thông tin này được lưu trữ trong mục các thông báo từ cơ quan đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp cần nhanh chóng điều chỉnh lại hồ sơ và nộp hồ sơ theo đúng quy định.

Đối với những hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh cùng tỉnh được chấp thuận

Khi những hồ sơ đã được xem xét hợp lệ và thông qua, Phòng ĐKKD sẽ tiến hành trả kết quả. Chúng ta hãy cùng xem xét thông tin cụ thể như sau:

Khi doanh nghiệp thực hiện việc nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp

Lúc này, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ghi bổ sung địa điểm kinh doanh vào trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp hay Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đến ngày hẹn ghi sẵn trong giấy biên nhận khi nộp hồ sơ, phòng ĐKKD sẽ trao kết quả cho doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng sử dụng chữ ký số công cộng

Hiện tại, rất nhiều công ty khác nhau thực hiện các hồ sơ khai thuế, đăng ký thông qua internet với chữ ký số công cộng. Lúc này, doanh nghiệp sẽ nhận trực tiếp  kết quả tại Phòng Đăng ký Kinh doanh. Hoặc đăng ký với Phòng để được nhận kết quả qua đường bưu điện thông qua hình thức trả phí.

Khi doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng và sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh

Lúc này, phòng ĐKKD sẽ tiến hành gửi thông báo qua Email của người nộp hồ sơ. Từ đó, thông báo cho họ rằng hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh cùng tỉnh đã hợp lệ. Nếu quá thời hạn 30 ngày kể từ lúc gửi thông báo mà phòng ĐKKD không nhận được hồ sơ bằng bản giấy của doanh nghiệp thì hồ sơ điện tử sẽ không còn hiệu lực nữa.

3. Lời khuyên dành cho bạn

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh cùng tỉnh mà bạn nên biết. Có thể thấy, việc này tuy không khó nhưng lại tiêu tốn rất nhiều thời gian.

Nếu bạn không có thời gian dành cho việc này, hãy liên hệ ngay với Văn Phòng Luật Sư Thu Huế. Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp cũng như thực hiện những công tác, dịch vụ liên quan, chúng tôi sẽ giúp bạn có được những gì mình cần đấy.

Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:

  • Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
  • Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.
  • Giám đốc chi nhánh: Luật sư Phạm Thị Thu Huế.
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bùi Quang Đại.
0/5 (0 Reviews)

Luật Sư Thu Huế

Luật sư Thu Huế tên đầy đủ là Phạm Thị Thu Huế. Cô là Luật Sư chuyên về các vấn đề về kinh tế. Vừa điều hành văn phòng luật sư Thu Huế vừa là tác giả của website vpluatsuthuhue.com để cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Thủ tục đầu tư trong nước và ra nước ngoài. Thủ tục đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam. Thủ tục thực hiện các giấy phép con trong kinh doanh. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ và thủ tục điều chỉnh các giấy phép kinh doanh.

Trả lời