Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh bạn nên biết

Để thành lập địa điểm kinh doanh cần nhiều điều kiện khác nhau. Trong bài viết này, Luật Sư Thu Huế sẽ giúp bạn tìm hiểu về điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh. Thông tin này sẽ rất hữu ích đối với hoạt động của doanh nghiệp. Cùng đọc và tìm hiểu những thông tin hữu ích với chúng tôi nhé.

1. Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh bản chất vốn là một trong những đơn vị trực thuộc của công ty/ doanh nghiệp. Hiện tại, các địa điểm kinh doanh sẽ được phân chia thành 3 loại cùng nhau dựa vào đặc điểm vị trí của chúng.

+ Địa điểm KD nằm trong cùng một tỉnh với trụ sở của công ty.

+ Địa điểm KD nằm ở khác tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương so với trụ sở của doanh nghiệp đó.

+ Địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh của công ty/ doanh nghiệp đó.

2. Tại sao bạn nên tìm hiểu về điều kiện thành lập ĐĐ KD?

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẽ cần thành lập địa điểm kinh doanh. Từ đó, hợp thực hóa hoạt động mua bán hoặc mở rộng quy mô kinh doanh của mình.

Việc làm này cần tuân theo đúng những quy định của Luật Doanh nghiệp. Chỉ khi đó, địa điểm kinh doanh mới có thể hoạt động mua bán, thực hiện các hành vi trao đổi một cách hợp pháp.

Chính vì vậy, doanh nghiệp nên tìm hiểu về điều kiện để thành lập địa điểm kinh doanh là gì. Nếu bạn đang quan tâm đến điều đó, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

3. Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh là gì?

Hiện tại, Pháp luật đã quy định rất rõ về điều này. Một doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập địa điểm KD khi đã đạt được những điều kiện dưới đây.

3.1. Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh của một địa điểm kinh doanh là thông tin cần được lưu ý. Nó sẽ được đăng ký dựa theo ngành nghề của công ty mà địa điểm kinh doanh đó trực thuộc. 

Trong trường hợp địa điểm kinh doanh kinh doanh một ngành nghề khác với công ty, thì khi đăng ký địa điểm kinh doanh cần chú ý một số điều kiện khác biệt.

Một trong số đó chính là thủ tục bắt buộc là doanh nghiệp phải thực hiện thay đổi ngành nghề trước khi đăng ký thành lập một địa điểm kinh doanh mới.

Đối với trường hợp đặc biệt là ngành nghề kinh doanh của công ty chưa được mã hóa theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg, doanh nghiệp cần thêm một bước khi thực hiện đăng ký địa điểm kinh doanh. Đó chính là mã hóa ngành nghề và cập nhật ngành nghề. Từ đó, đảm bảo việc thành lập địa điểm kinh doanh mới được phù hợp và thuận tiện hơn với những quy định cụ thể của Pháp luật.

3.2. Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh: Có địa điểm cụ thể

Một điều kiện khác doanh nghiệp cần đạt được chính là có địa điểm cụ thể sử dụng cho kinh doanh. Hiện tại, doanh nghiệp có quyền đăng ký địa điểm kinh doanh ở cùng một tỉnh hoặc khác tỉnh/ thành phố đối với trụ sở chính của công ty.

Tùy từng điều kiện cũng như nhu cầu mở rộng hoạt động, doanh nghiệp cần chú ý cân nhắc. Từ đó, dễ dàng lựa chọn được một địa điểm thành lập doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu.

Đặc biệt, địa điểm kinh doanh này cần có hợp đồng thuê dài hạn phù hợp với những quy định của pháp luật. Hợp đồng chính là một trong những văn bản pháp lý quan trọng cần có để thành lập địa điểm kinh doanh.

3.3. Thực hiện các bước làm hồ sơ đăng ký thành lập ĐĐ KD

Sau khi đã có địa điểm cũng như xác định phương hướng thành lập địa điểm kinh doanh, mọi người cần làm hồ sơ. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hồ sơ cũng như thủ tục cần thiết để thực hiện việc này.

Làm hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

+ Thông báo của công ty hay doanh nghiệp về việc thành lập địa điểm kinh doanh. Hiện tại, thông báo này được làm theo mẫu II-11 thông tư 02/2019/TT-BKHĐT đã được ban hành mới đây. Mọi người có thể dễ dàng tìm thấy mẫu này. Trong thông báo này cần kèm những thông tin đơn giản như trụ sở công ty, địa chỉ của địa điểm kinh doanh. Kèm với đó là giấy tờ thuê nhà hoặc sở hữu địa điểm kinh doanh đó.

+ Văn bản chứng thực việc ủy quyền của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp/ địa điểm kinh doanh đó cho người đi thực hiện việc đăng ký kinh doanh.

+ Giấy tờ chứng thực nhân thân của người được ủy quyền thực hiện việc đăng ký địa điểm kinh doanh.

Thủ tục thực hiện việc thành lập địa điểm kinh doanh

Với điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh trên đây, mọi người có thể dễ dàng hơn trong việc hoàn tất hồ sơ. Sau đó, hãy thực hiện theo trình tự sau đây:

+ Nhanh chóng đi nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của tỉnh hoặc thành phố nơi quản lý địa điểm kinh doanh đó..

+ Chờ đợi trong vòng 03 ngày. Nếu hồ sơ cần sửa đổi, cơ quan quản lý hồ sơ sẽ nhanh chóng liên hệ với doanh nghiệp bằng văn bản để hướng dẫn sửa đổi. Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh.

Đối với trường hợp đặc biệt là doanh nghiệp mở địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính, cần làm thêm thủ tục đăng ký mã số thuế. Từ đó, đảm bảo địa điểm kinh doanh đó có thể nhanh chóng hoạt động thống nhất và hợp pháp.

3.4. Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh: Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp

Khi có nhu cầu đăng ký thành lập một địa điểm kinh doanh mới, doanh nghiệp cần hoàn tất các nghĩa vụ thuế phí theo đúng yêu cầu. Trong trường hợp trụ sở công ty còn chưa hoàn tất nghĩa vụ này, cần nhanh chóng thực hiện. Chỉ khi đó, doanh nghiệp mới nhanh chóng mở được địa điểm kinh doanh mới để phục vụ nhu cầu hoạt động.

4. Những lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ khi thành lập địa điểm kinh doanh

Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh, hãy chú ý những vấn đề dưới đây. Đây đều là những thông tin quan trọng không nên bỏ qua.

4.1. Về MST

Trong trường hợp địa điểm kinh doanh nằm ở tỉnh khác với trụ sở của công ty, bạn sẽ cần đăng ký mã số thuế riêng lẻ. Còn khi thành lập địa điểm KD cùng tỉnh hay một địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh, điều này là không cần thiết.

4.2. Quy định của Pháp luật hiện hành về tên của địa điểm kinh doanh

Khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh có rất nhiều khác biệt so với việc đặt tên cho văn phòng đại diện hay công ty. Phần tên của địa điểm kinh doanh không bắt buộc phải có cụm từ Địa điểm kinh doanh. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn những cụm từ khác nhau trong tên như Văn phòng giao dịch, Showroom trưng bày, nhà hàng….

Dưới đây là một số ví dụ về tên của địa điểm kinh doanh mà bạn có thể tìm hiểu:

+ Showroom trưng bày sản phẩm – Công ty Hữu Phúc.

+ Văn phòng Giao dịch – Công ty TNHH Bảo Niên.

+ Cửa hàng giới thiệu sản phẩm mới – Công ty TNHH Tâm Anh.

4.3. Thuế phải nộp của địa điểm kinh doanh là bao nhiêu?

Địa điểm Kinh doanh vốn là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp. Do vậy, khi hoạt động địa điểm này sẽ phải nộp thuế môn bài. Điều này đã được quy định rất rõ trong điều 4 – Nghị định 139/2016/NĐ-CP.

Theo đó, tiền thuế môn bài địa điểm kinh doanh của một doanh nghiệp phải nộp là 1 triệu đồng. Ngoài khoản thuế này, địa điểm KD sẽ không phải nộp các loại thuế khác.

Lời kết

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là gì. Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào về lĩnh vực thuế, hãy liên hệ với Văn phòng Luật sư Thu Huế. Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn luật, chúng tôi sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích đấy.

Tham khảo thêm bài viết cho tiết về thành lập địa điểm kinh doanh

Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:

  • Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
  • Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.
  • Giám đốc chi nhánh: Luật sư Phạm Thị Thu Huế.
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bùi Quang Đại.
0/5 (0 Reviews)

Luật Sư Thu Huế

Luật sư Thu Huế tên đầy đủ là Phạm Thị Thu Huế. Cô là Luật Sư chuyên về các vấn đề về kinh tế. Vừa điều hành văn phòng luật sư Thu Huế vừa là tác giả của website vpluatsuthuhue.com để cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Thủ tục đầu tư trong nước và ra nước ngoài. Thủ tục đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam. Thủ tục thực hiện các giấy phép con trong kinh doanh. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ và thủ tục điều chỉnh các giấy phép kinh doanh.

Trả lời