4 bước cần làm khi thành lập doanh nghiệp cập nhật mới nhất 2020
Bạn đang có ý định để thành lập 1 doanh nghiệp riêng của mình? Tuy nhiên bạn băn khoăn về vấn đề các bước cần làm khi thành lập doanh nghiệp là gì? Có khó khăn hay không? Mất bao nhiêu thời gian để hoàn tất các thủ tục pháp lý về doanh nghiệp? Sau đây sẽ là quy trình cần làm khi thành lập doanh nghiệp mới với những bước đơn giản.
Mục lục
1. Bước 1: Lập hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Trong các bước cần làm khi thành lập doanh nghiệp, việc lập hồ sơ đăng ký là việc làm đầu tiên. Trong đó, mọi người cần chuẩn bị:
+ Loại hình doanh nghiệp: Hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau cho mọi người thoải mái lựa chọn như công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân,… Mọi người cần cân nhắc và lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với mình.
+ Trên cơ sở chọn loại hình kinh doanh, bạn sẽ có cơ sở để lựa chọn số lượng thành viên sao cho phù hợp. Tiếp theo là mọi người tiến hành chuẩn bị các loại giấy tờ tùy thân của những thành viên sáng lập.
+ Lựa chọn tên công ty: Là việc làm vô cùng quan trọng trong các bước cần làm khi thành lập doanh nghiệp. Trong đó, tên doanh nghiệp cần phải tránh trùng lặp với các công ty đã tồn tại.
+ Tìm kiếm địa chỉ phù hợp để làm trụ sở
+ Chuẩn bị vốn điều lệ cho công ty kinh doanh
+ Chức danh người đại diện cho công ty là giám đốc hay tổng giám đốc.
+ Ngành nghề sẽ kinh doanh là ngành nghề gì, có phù hợp với quy định của pháp luật không.
2. Bước 2: Đăng ký thành lập doanh nghiệp mới
Bước thứ 2 cần làm sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chính là tiến hành đăng ký doanh nghiệp. Bạn sẽ nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép kinh doanh. Đó là Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Người tiến hành nộp hồ sơ có thể là người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp bằng văn bản. Người nhận ủy quyền khi đi cần có giấy ủy quyền.
Ngoài ra, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, mọi người còn có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng. Bạn chỉ cần vào website của sở kế hoạch và đầu tư và thực hiện đăng ký mà không cần nộp trực tiếp.
Thời hạn để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh là 5 ngày làm việc từ khi hồ sơ được nhận.
3. Bước 3: Thủ tục làm con dấu pháp nhân
Trong các bước cần làm khi thành lập doanh nghiệp, thủ tục làm con dấu pháp nhân là không thể thiếu. Trong đó, bạn chỉ cần đến cơ sở có chức năng khắc dấu và mang bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là được. Khi khắc dấu xong đơn vị khắc dấu sẽ chuyển cho công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra và trả con dấu.
Lưu ý: Khi đi nhận con dấu, người đại diện cho doanh nghiệp theo pháp luật cần mang giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng chứng minh thư hoặc căn cước công dân. Trong trường hợp ủy quyền thì người nhận ủy quyền phải mang theo giấy ủy quyền đã được công chứng.
4. Những thủ tục sau thành lập công ty
Không chỉ quan tâm đến các bước khi thành lập doanh nghiệp, mọi người cũng cần chú ý đến một số thủ tục sau thành lập doanh nghiệp. Trong đó, những doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không có điều kiện thì sau khi hoàn tất việc đăng ký là có thể tiến hành kinh doanh luôn. Và một số công việc mà Luật Doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp cần làm là:
+ Đăng ký khai thuế ban đầu
+ Đăng ký khai thuế qua mạng điện tử
+ Đăng báo
+ Nộp tờ khai, thuế môn bài
+ Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
+ Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn
+ Dán hóa đơn mẫu liên 2 tại trụ sở
5. Những lưu ý khi mở công ty
Khi mở công ty, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
+ Cần chuẩn bị vốn và kê khai vốn
+ Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
+ Chọn người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp hợp lý
+ Chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp
+ Chọn được địa điểm kinh doanh thích hợp
+ Đặt tên cho công ty không bị trùng lặp và theo đúng quy định của pháp luật
Với những chia sẻ trên đây chắc chắn mọi người không còn thắc mắc các bước cần làm khi thành lập doanh nghiệp là gì nữa rồi đúng không nào? Việc đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp riêng không khó. Tuy nhiên, mọi người cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện quy trình các bước chi tiết nhất.