Hướng dẫn chi tiết cách thành lập công ty chuyển phát nhanh

Dịch vụ chuyển phát nhanh đang ngày càng phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng đa dạng của mọi người. Vậy cách thành lập công ty chuyển phát nhanh như thế nào? Những điều kiện để thành lập doanh nghiệp là gì? Những vấn đề này được luật Doanh nghiệp cùng luật Bưu chính quy định khá chi tiết.

1. Điều kiện thành lập công ty chuyển phát nhanh

Trước khi tìm hiểu cụ thể về cách thành lập công ty chuyển phát nhanh như thế nào, bạn nên tìm hiểu về những điều kiện để thành lập doanh nghiệp này. Bởi đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.

Thành lập các doanh nghiệp chuyển phát nhanh tại Việt Nam

Theo đó, muốn được cấp Giấy phép kinh doanh lĩnh vực chuyển phát nhanh này, bạn cần phải có:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư 

+ Đảm bảo đủ vốn điều lệ

+ Đảm bảo nguồn nhân sự phù hợp

+ Xây dựng phương án kinh doanh khả thi

+ Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin, an toàn bưu gửi, mạng bưu chính.

2. Cách thành lập công ty chuyển phát nhanh

Để thành lập công ty chuyển phát, bạn cần thực hiện 4 bước cơ bản giống như khi thành lập các công ty khác. Cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Việc làm đầu tiên sau khi lên ý tưởng thành lập công ty, doanh nghiệp chính là bước chuẩn bị hồ sơ. Trong đó, hồ sơ cần có các loại giấy tờ:

+ Đơn đề nghị đăng ký

+ Điều lệ công ty

+ Danh sách thành viên/ cổ đông 

+ Bản sao thẻ căn cước công dân/ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu hoặc của các thành viên/ cổ đông sáng lập hoặc bản sao quyết định thành lập công ty/ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức

Với những hồ sơ đã chuẩn bị, bạn nộp tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi bạn dự kiến đặt trụ sở doanh nghiệp. Sau khi hồ sơ hợp lệ được tiếp nhận từ 3 – 5 ngày, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Bố cáo điện tử là bước thứ 2 rất quan trọng trong cách thành lập công ty chuyển phát nhanh nói riêng và các doanh nghiệp nói chung.

Việc làm này thực chất là việc thông báo về sự tồn tại của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung của bố cáo sẽ là nội dung giấy chứng nhận đăng ký, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và danh sách của các cổ đông sáng lập doanh nghiệp. 

Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Mỗi doanh nghiệp đều có con dấu riêng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh cũng vậy.

Trong đó, doanh nghiệp có thể quyết định những vấn đề liên quan đến hình thức, số lượng con dấu và làm việc với cơ quan khắc dấu có thẩm quyền. 

Sau đó, bạn cần tiến hành thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư. Và phòng đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch đầu tư sẽ tiến hành trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp.

Đồng thời cơ quan này sẽ đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 4: Xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh

Hoàn tất bước bố cáo điện tử và thông báo con dấu, các doanh nghiệp cần thực hiện một thao tác nữa trong cách thành lập công ty chuyển phát nhanh, đó là xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ này.

Trong đó, hồ sơ chuẩn bị gồm có:

+ Đơn đề nghị

+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư 

+ Điều lệ doanh nghiệp

+ Phương án kinh doanh

+ Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ

+ Mẫu bộ nhận diện thương hiệu

+ Bảng giá cước dịch vụ 

+ Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ 

+ Văn bản quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại 

+ Những tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự (đối với trường hợp liên kết cùng đối tác nước ngoài) 

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, giấy phép kinh doanh sẽ được cấp cho doanh nghiệp.

4. Một vài thủ tục sau khi thành lập công ty

Không chỉ quan tâm đến cách thành lập công ty chuyển phát nhanh, bạn cũng nên biết về những thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty. Cụ thể:

+ Treo biển tại trụ sở

+ Mở tài khoản ngân hàng và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền

+ Đăng ký chữ ký số điện tử

+ Kê khai thuế và nộp thuế

+ In hóa đơn

+ Thực hiện góp vốn

Thủ tục sau khi thành lập cũng rất nhiều, mình có chia sẻ một số kinh nghiệm thành lập công ty trong phần tiếp theo

5. Kinh nghiệm thành lập công ty chuyển phát nhanh

Về kinh nghiệm thành lập công ty chuyển phát nhanh, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:

+ Địa chỉ thành lập của công ty có thể là nhà riêng nhưng phải có vị trí rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, trụ sở này phải đảm bảo không được đặt công ty ở khu chung cư hay tập thể.

+ Tên doanh nghiệp không được trùng lặp hay gây nhầm lẫn với công ty khác hay các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp. Bên cạnh đó, tên phải có đủ cấu trúc về loại hình và tên riêng.

Chọn loại hình kinh doanh phù hợp trong lĩnh vực chuyển phát nhanh:

+ Chuyển phát 

+ Phân phối và phân phát 

+ Giao hàng tận nhà

+ Bưu chính

+ Nhận thư, bưu phẩm, bưu kiện từ các hòm thư công cộng

+ Người đại diện theo pháp luật cần phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật.

+ Vốn điều lệ mà công ty chuyển phát nhanh cần phải đảm bảo tối thiểu là 2 tỷ (khi hoạt động trong nước) hoặc 5 tỷ (khi hoạt động trong phạm vi quốc tế)

Bạn có ý định thành lập công ty chuyển phát nhanh nhưng các bước thực hiện quá nhiều khiến bạn đau đầu?

Vậy thì lời khuyên dành cho bạn là nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty trọn gói của Văn phòng Luật sư Thu Huế.

Đến với Thu Huế, bạn sẽ được các chuyên gia pháp lý tư vấn về loại hình doanh nghiệp phù hợp, các điều kiện cần đảm bảo để thành lập doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, Thu Huế còn có dịch vụ thành lập công ty trọn gói với chi phí cực ưu đãi. Thủ tục thực hiện tại đơn vị cực nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Vì thế mọi người sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề thành lập doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:

Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.

Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.

Số điện thoại: 0335470534

Với những chia sẻ trên đây, chắc chắn bạn đã biết cách thành lập công ty chuyển phát nhanh như thế nào rồi đúng không nào? Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích nhất giúp mọi người dễ dàng thành lập doanh nghiệp nhanh chóng.

0/5 (0 Reviews)

Luật Sư Thu Huế

Luật sư Thu Huế tên đầy đủ là Phạm Thị Thu Huế. Cô là Luật Sư chuyên về các vấn đề về kinh tế. Vừa điều hành văn phòng luật sư Thu Huế vừa là tác giả của website vpluatsuthuhue.com để cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Thủ tục đầu tư trong nước và ra nước ngoài. Thủ tục đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam. Thủ tục thực hiện các giấy phép con trong kinh doanh. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ và thủ tục điều chỉnh các giấy phép kinh doanh.

Trả lời