Quy trình thành lập doanh nghiệp chế xuất như thế nào?

Doanh nghiệp chế xuất đang là loại doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Và bạn cũng đang có ý định thành lập loại doanh nghiệp này để cung cấp sản phẩm xuất khẩu? Vậy nhưng vấn đề khiến bạn cảm thấy băn khoăn nhất chính là quy trình thành lập doanh nghiệp chế xuất như thế nào? Bao gồm những bước gì?

1. Đôi nét về doanh nghiệp chế xuất

Những công ty chuyên sản xuất hàng hóa, sản phẩm để xuất khẩu được gọi là doanh nghiệp chế xuất. Những doanh nghiệp này sẽ được miễn thuế xuất nhập khẩu cũng như các ưu đãi về thuế. 

Những nhà máy chế xuất được đầu tư rất bài bản

Nhờ những ưu đãi của nhà nước này mà doanh nghiệp chế xuất xuất hiện ngày càng nhiều. Trong đó, muốn thành lập loại công ty này, bạn cần đạt đủ những điều kiện như:

+ Ngành nghề xác định kinh doanh thuộc ngành nghề được pháp luật cho phép.

+ Những doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài thì cần phải có giấy chứng nhận đầu tư, giấy tờ chứng minh dự án đầu tư. 

+ Trường hợp bạn là nhà đầu tư và muốn thành lập doanh nghiệp cần có giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.

+ Chuẩn bị điều lệ công ty bằng văn bản

+ Danh sách của các thành viên hoặc cổ đông cùng những giấy tờ liên qua

+ Vốn điều lệ

+ Báo cáo năng lực tài chính (nhà đầu tư nước ngoài)

Điều kiện để thành lập 1 doanh nghiệp như thế nào, chúng tôi sẽ làm rõ trong phần 2, mời theo dõi

2. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp chế xuất

Không chỉ quan tâm đến quy trình các bước để thành lập doanh nghiệp chế xuất, trước hết, bạn cũng nên bỏ túi một vài lưu ý trong quá trình thành lập doanh nghiệp này. Cụ thể:

+ Doanh nghiệp chế xuất và các doanh nghiệp thường được ngăn cách với nhau bằng hệ thống hàng rào, lối đi riêng.

+ Tất cả hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất phải được xuất khẩu.

+ Đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của doanh nghiệp phục vụ quá trình kiểm tra, giám sát của hải quan.

+ Được hải quan về việc chấp thuận thành lập doanh nghiệp chế xuất bằng văn bản.

+ Mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.

+ Khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng.

+ Bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất.

3. Quy trình thành lập doanh nghiệp chế xuất

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, bạn chỉ cần thực hiện đầy đủ các thao tác sau đây là có thể thành lập doanh nghiệp:

Bước 1: Nộp hồ sơ 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn sẽ tiến hành nộp tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư. Sau thời hạn 3 – 5 ngày theo quy định, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với những hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ hướng dẫn mọi người chuẩn bị lại.

Bước 2: Bố cáo điện tử

Sau khi đã được cấp giấy phép đăng ký, trong quy trình thành lập doanh nghiệp chế xuất, bạn cần công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn để thực hiện việc bố cáo điện tử là 30 ngày kể từ ngày thành lập công ty. Nội dung đăng tải gồm có ngành nghề kinh doanh, danh sách các cổ đông, nhà đầu tư nước ngoài. Nếu doanh nghiệp chế xuất không bố cáo điện tử sẽ bị phạt từ 1 – 2 triệu đồng.

Bước 3: Khắc dấu

Doanh nghiệp cần liên hệ với đơn vị khắc dấu để khắc dấu. Trong đó, bạn có thể chọn nội dung, hình thức và số lượng các con dấu. Tuy nhiên, con dấu cần có đủ thông tin về tên công ty và mã số thuế. Đặc biệt, sau khi đã có con dấu, các công ty chế xuất cần công bố mẫu dấu công khai.

Bước 4: Kê khai thuế

Tiến hành làm thủ tục kê khai thuế tại cơ quan thuế có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong thời buổi công nghệ hiện đại hiện nay, việc làm này có thể thực hiện thông qua hệ thống internet. Đặc biệt, trong bước này các doanh nghiệp cần lập tài khoản ngân hàng và báo cáo số tài khoản cho Sở Kế hoạch đầu tư. Tiếp theo là cần tiến hành đăng ký mua chữ ký số.

Bước 5: Hoàn tất việc đăng ký thành lập doanh nghiệp

Hoàn thiện hồ sơ và hoàn tất việc đăng ký theo quy định của pháp luật. Những công việc này gồm có:

+ Treo bảng hiệu công ty

+ Thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng

+ Góp vốn vào công ty để hoạt động

+ Thuê nhân viên kế toán.

Bước 6: Công bố mẫu dấu 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

4. Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp chế xuất

Những vấn đề mà mọi người cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp chế xuất cụ thể bao gồm:

+ Trước hết cần phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp. Trong đó, những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay là: Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh. 

+ Tiếp theo là vấn đề về vốn điều lệ cần phải đảm bảo theo yêu cầu tối thiểu của pháp luật quy định về từng ngành nghề.

+ Thứ ba là cần lựa chọn người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp phù hợp với những quy định của pháp luật. Chức danh của người đại diện tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Cụ thể là giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch,…

+ Chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh phải phù hợp.  Riêng trường hợp lựa chọn những ngành nghề có điều kiện thì bạn cần đảm bảo đủ những điều kiện mà pháp luật quy định về vốn, chứng chỉ hành nghề, các loại giấy phép,…

+ Ngoài ra vấn đề về trụ sở công ty cũng cần được lựa chọn kỹ lưỡng, tránh đặt công ty tại các khu chung cư, tập thể.

Chuyển sang phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng làm rõ quyền lợi của doanh nghiệp chế xuất được hưởng khi đầu tư vào Việt Nam.

5. Quyền lợi được hưởng khi thành lập doanh nghiệp chế xuất

Khác với những doanh nghiệp thông thường, khi thành lập doanh nghiệp chế xuất, mọi người sẽ được hưởng nhiều quyền lợi như:

+ Được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại.

+ Được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.

+ Được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam

+ Được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa

+ Cán bộ, công nhân viên làm việc trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất và ngược lại không phải khai báo hải quan

6. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp chế xuất trọn gói 

Mặc dù nắm rõ quy trình thành lập công ty, doanh nghiệp là vậy nhưng khi bắt tay thực hiện không ít người đã gặp phải rất nhiều vấn đề rắc rối.

Và nếu bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp chế xuất mà không biết phải làm sao thì hãy để văn phòng Luật sư Thu Huế hỗ trợ bạn.

Trong đó:

+ Thu Huế có đội ngũ chuyên gia tư vấn pháp lý nhiều năm kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn tận tình, chu đáo 24/24 cho tất cả mọi người.

+ Dịch vụ mà Thu Huế cung cấp là dịch vụ trọn gói từ A đến Z. Quý khách hàng sẽ không cần phải lo ngại thủ tục rườm rà, rắc rối.

+ Thời gian thực hiện nhanh chóng, thủ tục đơn giản giúp mọi người tiết kiệm thời gian.

+ Chi phí thành lập doanh nghiệp chế xuất tiết kiệm nhất.

Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:

Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.

Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.

Số điện thoại: 0335470534

Với những chia sẻ trên đây, chắc chắn bạn đã biết quy trình thành lập doanh nghiệp chế xuất cần thực hiện những bước gì rồi đúng không nào? Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ giúp cho mọi người có thể thành lập các công ty, doanh nghiệp dễ dàng nhất.

0/5 (0 Reviews)

Luật Sư Thu Huế

Luật sư Thu Huế tên đầy đủ là Phạm Thị Thu Huế. Cô là Luật Sư chuyên về các vấn đề về kinh tế. Vừa điều hành văn phòng luật sư Thu Huế vừa là tác giả của website vpluatsuthuhue.com để cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Thủ tục đầu tư trong nước và ra nước ngoài. Thủ tục đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam. Thủ tục thực hiện các giấy phép con trong kinh doanh. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ và thủ tục điều chỉnh các giấy phép kinh doanh.

Trả lời