Các bước thành lập công ty cổ phần như thế nào?

Một trong những loại hình doanh nghiệp xuất hiện khá phổ biến trên thị trường hiện nay chính là công ty cổ phần. Bạn đang có ý tưởng thành lập loại hình doanh nghiệp này? Thế nhưng các bước thành lập công ty cổ phần ra sao? Thủ tục cần thực hiện như thế nào? Các loại giấy tờ cần chuẩn bị là gì? bạn đã nắm rõ chưa? Những thông tin sau sẽ giúp mọi người chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý, tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình thành lập loại công ty này.

1. Công ty cổ phần là gì?

Nếu bạn đang có ý định thành lập công ty cổ phần, bạn nên dành thời gian tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp này.

Công ty cổ phần là gì?

Trong đó, theo quy định của luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty cổ phần là loại công ty có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần khác nhau.

Những phần vốn điều lệ này được gọi là cổ phần. Chủ sở hữu cổ phần là cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Mỗi công ty cổ phần sẽ có ít nhất 3 cổ đông. Loại hình doanh nghiệp này chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp.

Và các cổ đông của công ty có thể chuyển nhượng cổ phần cho người khác theo quy định của pháp luật. Tư cách pháp nhân của công ty sẽ được hình thành từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và để huy động vốn, công ty có thể phát hành cổ phần

2. Các bước thành lập công ty cổ phần là gì?

Hiện nay, để thành lập công ty cổ phần không khó, ai cũng đều có thể thành lập loại hình doanh nghiệp này. Trong đó, các bước để thành lập bao gồm:

Bước 1: Công việc chuẩn bị

Để thành lập công ty cổ phần hay bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, trước hết bạn cần lên ý tưởng và chuẩn bị.

Theo đó, công tác chuẩn bị bao gồm:

Thứ nhất, bạn cần chuẩn bị thông tin của các cổ đông và người đại diện theo pháp luật của công ty gồm chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu (cổ đông là cá nhân) hoặc quyết định thành lập/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (cổ đông là tổ chức). Kèm theo đó là địa chỉ hộ khẩu, chỗ ở hiện tại và tỷ lệ góp vốn.

+ Tiếp theo là lên ý tưởng về tên công ty cần tránh trùng lặp với những tên đã từng xuất hiện

+ Thứ ba, bạn cần chuẩn bị địa chỉ để thành lập trụ sở 

+ Thứ tư, bạn cần lên ý tưởng về ngành nghề kinh doanh của công ty hợp pháp trong hệ thống ngành nghề kinh doanh được pháp luật cho phép.

+ Cuối cùng, muốn công ty có thể hoạt động, bạn cần chuẩn bị một nguồn vốn điều lệ.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ

Sau khi công tác chuẩn bị đã thực hiện xong, bạn sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty cổ phần dự kiến đặt trụ sở. Trong đó, hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

+ Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh 

+ Điều lệ dự thảo

+ Danh sách cổ đông sáng lập 

+ Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu (cổ đông là cá nhân) hoặc quyết định thành lập/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (cổ đông là tổ chức)

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia

Bước thứ 3 trong các bước thành lập công ty cổ phần còn được gọi tắt là bố cáo điện tử. Nó được thực hiện ngay sau khi công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ Sở kế hoạch và đầu tư.

Nội dung của công bố gồm nội dung của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh. 

Thời hạn để doanh nghiệp tiến hành đăng bố cáo điện tử là 30 ngày từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký công ty cổ phần.

Nếu đăng tải thông tin sai thời hạn hoặc không thực hiện bố cáo điện tử, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1 đến 2 triệu đồng.

Bước 4: Khắc dấu, đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia

Về việc khắc dấu, doanh nghiệp có thể tìm đến các đơn vị khắc dấu hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Việc khắc dấu với nội dung như thế nào, số lượng ra sao,… đều do doanh nghiệp tự quyết định. Tuy nhiên trên mẫu dấu phải có tên công ty và mã số thuế.

Cũng giống như việc đăng tải giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia, sau khi có mẫu dấu, công ty cổ phần cũng cần thực hiện thủ tục đăng tải mẫu dấu này. 

 Bước 5: Thực hiện một số thủ tục sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu

Bước thứ 5 trong các bước thành lập công ty cổ phần chính là doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện một số thủ tục còn lại. Cụ thể là:

+ Treo bảng hiệu tại trụ sở

+ Đăng ký chữ ký số và khai thuế qua mạng

+ Nộp tờ khai thuế môn bài

Cuối cùng, hãy để văn phòng Luật sư Thu Huế thay bạn thực hiện các thủ tục lằng nhằng và phức tạp.

Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:

Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.

Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.

Số điện thoại: 0335470534

Trên đây là quy trình các bước thành lập công ty cổ phần chi tiết cho mọi người tham khảo. Hy vọng những chia sẻ này giúp cho mọi người có thể thực hiện việc thành lập doanh nghiệp dễ dàng.

0/5 (0 Reviews)

Luật Sư Thu Huế

Luật sư Thu Huế tên đầy đủ là Phạm Thị Thu Huế. Cô là Luật Sư chuyên về các vấn đề về kinh tế. Vừa điều hành văn phòng luật sư Thu Huế vừa là tác giả của website vpluatsuthuhue.com để cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Thủ tục đầu tư trong nước và ra nước ngoài. Thủ tục đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam. Thủ tục thực hiện các giấy phép con trong kinh doanh. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ và thủ tục điều chỉnh các giấy phép kinh doanh.

Trả lời