Hướng dẫn chi tiết 2 bước thành lập công ty con

Chắc chắn đã không ít lần bạn nghe đến thuật ngữ “công ty con”? Bạn tò mò không biết cách thành lập công ty con như thế nào? Nó có gì khác với quy trình thành lập doanh nghiệp thông thường? Các loại hồ sơ cần chuẩn bị là gì? Những thủ tục cần thực hiện ra sao?

1. Hiểu đúng về công ty con

Công ty con được hiểu là 1 công ty mà vốn điều lệ của nó có trên 50% là nguồn vốn của công ty khác góp cùng. Và một công ty con sẽ chỉ có duy nhất 1 công ty mẹ nhưng 1 công ty lại có thể có nhiều công ty con khác nhau. Và công ty con có thể lại là công ty mẹ của một công ty khác. 

Hiểu đúng bản chất công ty con là gì?

Một khái niệm tiếp theo gắn liền với công ty con là công ty mẹ. Trong đó, công ty mẹ và công ty con là 2 công ty độc lập.

Mỗi công ty đều có pháp nhân kinh tế riêng.

Công ty mẹ sẽ chỉ có lợi ích kinh tế liên quan đến hoạt động của công ty con.

Và công ty mẹ sẽ chi phối các quyết định liên quan tới hoạt động của công ty con qua một số hình thức.

Cụ thể như quyền bỏ phiếu, quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm hội đồng quản trị, ban lãnh đạo, quyền quản lý và điều hành. Người ta gọi thường gọi trách nhiệm của công ty mẹ với công ty con là “trách nhiệm hữu hạn”.

2. Điều kiện thành lập công ty con

Sau khi đã biết công ty con là gì, vấn đề tiếp theo bạn cần quan tâm chính là những điều kiện để thành lập công ty này. Trong đó, muốn thành lập công ty con thì cần có:

+ Doanh nghiệp đã tồn tại

+ Công ty này phải nắm giữ số vốn góp hoặc cổ phần chi phối tại công ty con sẽ thành lập

+ Công ty cần có các loại hồ sơ đầy đủ, đúng với loại hình hoạt động

3. Hồ sơ thành lập công ty con gồm giấy tờ gì?

Để thành lập công ty con bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ. Trong đó, các loại giấy tờ này có phần giống với hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp nói chung. Ngoài ra, bạn cần bổ sung thêm một số loại giấy tờ đặc thù. Bởi công ty con có đặc điểm là có trên 50% vốn điều lệ của công ty khác.

+ Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty

+ Điều lệ công ty

+ Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp cụ thể) và chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu của những người này.

+ Quyết định của góp vốn và chứng minh thư của người được cử góp vốn, quản lý

+ Giấy phép kinh doanh của công ty mẹ (bản sao)

4. Các bước thành lập công ty con như thế nào?

Hiện nay, xét về quy trình, thủ tục các bước thành lập công ty con đơn giản hơn quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp nói riêng.

Thời gian để thành lập công ty con cũng rút ngắn hơn so với thời gian thành lập công ty thông thường. Trong đó, các bước thành lập chỉ bao gồm 2 bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư 

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ, bạn sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty con dự kiến đặt trụ sở. Việc nộp hồ sơ có thể tiến hành nộp trực tiếp hoặc nộp trực tuyến theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nhận kết quả 

Sau khi hồ sơ hợp lệ được tiếp nhận 3 ngày, bạn sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ có vấn đề,

Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản và hướng dẫn chuẩn bị lại.

5. Lưu ý khi thành lập công ty con là gì?

Để quá trình thành lập công ty con thuận lợi nhất, bạn nên chú ý đến những lưu ý khi thành lập. Cụ thể là:

+ Các loại hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật

+ Vì công ty con và công ty mẹ là 2 thực thể độc lập nên khi thành lập công ty con cần đảm bảo đầy đủ hồ sơ và thủ tục pháp lý như khi thành lập các doanh nghiệp khác.

+ Công ty con khi thành lập cần có tên riêng phù hợp theo quy định của pháp luật, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp, tổ chức đã từng tồn tại.

+ Trụ sở của công ty con phải được đặt ở những nơi không bị cấm theo quy định của pháp luật.

+ Sau khi thành lập công ty con, người đại diện theo pháp luật của công ty cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật. Cụ thể như các vấn đề về khắc dấu, nộp thuế,…

6. Công ty nước ngoài thành lập công ty con tại Việt Nam

Một trường hợp khá phổ biến hiện nay về công ty con chính là công ty nước ngoài thành lập công ty con ở Việt Nam. Vậy các bước trong cách thành lập công ty con này như thế nào? Có gì khác với quy trình thành lập công ty con thông thường không?

+ Trước hết là vấn đề chuẩn bị hồ sơ. Vì là công ty nước nước có sự góp vốn vào công ty con ở Việt Nam nên bạn cần thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật.

+ Tiếp theo là quy trình các bước xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì tương tự như khi thành lập doanh nghiệp trong nước. 

+ Ban đầu là nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh 

+ Thứ hai là thực hiện bố cáo điện tử

+ Thứ ba là thực hiện khắc dấu và đăng tải mẫu dấu

Có thể thấy việc thành lập công ty con khá là phức tạp, vậy thì bạn thuê dịch vụ là một lựa chọn không tồi

7. Dịch vụ thành lập công ty con

Bạn muốn thành lập công ty con nhưng không có thời gian để thực hiện các công việc này? Bạn chưa hiểu hết những thủ tục cần phải thực hiện khi thành lập công ty? Vậy thì hãy để văn phòng luật sư Thu Huế giúp bạn hoàn tất các thủ tục để thành lập công ty đơn giản nhất. Đến với Thu Huế, quý khách hàng sẽ được:

+ Các chuyên gia pháp lý tư vấn tận tình, cụ thể về loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty con.

+ Văn phòng luật sư Thu Huế chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, hồ sơ để thành lập công ty.

+ Các nhân viên nộp hồ sơ, thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp trọn gói từ A đến Z.

Chính vì thế bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề tốn nhiều thời gian để thực hiện việc nộp hồ sơ cũng như việc vất vả di chuyển, chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Tất cả đã có Thu Huế lo.

Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:

Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.

Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.

Số điện thoại: 0335470534

Trên đây là các bước trong cách thành lập công ty con chi tiết cho mọi người tham khảo. Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích cho mọi người đang có ý định thành lập doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình và những thủ tục pháp luật quy định.

0/5 (0 Reviews)

Luật Sư Thu Huế

Luật sư Thu Huế tên đầy đủ là Phạm Thị Thu Huế. Cô là Luật Sư chuyên về các vấn đề về kinh tế. Vừa điều hành văn phòng luật sư Thu Huế vừa là tác giả của website vpluatsuthuhue.com để cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Thủ tục đầu tư trong nước và ra nước ngoài. Thủ tục đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam. Thủ tục thực hiện các giấy phép con trong kinh doanh. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ và thủ tục điều chỉnh các giấy phép kinh doanh.

Trả lời