4 bước thành lập công ty dịch thuật đơn giản nhanh chóng

Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, dịch thuật là ngành nghề khá phát triển. Vậy các bước thành lập công ty dịch thuật là gì? Quy trình thủ tục có phức tạp hay không? Pháp luật có những quy định riêng gì về điều kiện thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch thuật không? trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều người. 

1. Điều kiện thành lập công ty dịch thuật là gì?

Mặc dù pháp luật không quy định dịch thuật là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng vẫn có một số lưu ý mà bạn cần quan tâm khi thành lập công ty dịch thuật này. Cụ thể là vấn đề nhân sự của công ty.

Thành lập cty dịch thuật như thế nào

Trong đó:

+ Người dịch thuật phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

+ Người dịch thuật có trình độ chuyên môn phù hợp

Bên cạnh đó, mọi người cần lên ý tưởng và chuẩn bị các thông tin ban đầu. Những thông tin này là:

+ Thứ nhất là loại hình doanh nghiệp. Bạn có thể chọn công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân,… Tuy nhiên, thông thường loại hình công ty phù hợp nhất với lĩnh vực dịch thuật là công ty trách nhiệm hữu hạn.

+ Thứ hai là tên công ty dự định đăng ký. Theo đó, tên công ty phải thể hiện được loại hình doanh nghiệp và tên riêng không trùng với các công ty đã tồn tại.

+ Chuẩn bị vốn điều lệ và những nguồn góp vốn điều lệ.

+ Thứ tư là trụ sở chính của công ty

+ Thứ năm là các loại giấy tờ liên quan đến các cổ đông hoặc thành viên công ty và người đại diện theo pháp luật cho công ty dịch thuật.

2, Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty dịch thuật như thế nào?

Trước khi tìm hiểu các bước thành lập công ty dịch thuật như thế nào, bạn nên dành thời gian tìm hiểu về các loại giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị. Trong đó, hồ sơ đầy đủ gồm có: 

+ Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp

+ Điều lệ của công ty dịch thuật

+ Danh sách thành viên/ cổ đông sáng lập công ty

+ Bản sao thẻ căn cước công dân/ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của thành viên/ cổ đông là cá nhân) hoặc quyết định thành lập công ty/ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (cổ đông là tổ chức) cùng giấy tờ của người đại diện theo pháp luật cho tổ chức.

3. 4 bước thành lập một công ty dịch thuật

Sau khi đã soạn đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, để thành lập công ty dịch thuật, bạn thực hiện các thao tác sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ 

Hồ sơ đã được soạn sẽ được nộp tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư. Sau thời hạn 3 ngày theo quy định, phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty. Nếu không đồng ý cấp, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi thông báo bằng văn bản.

Bước 2: Thực hiện bố cáo điện tử

Khi đã nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục bố cáo điện tử lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Bước 3: Thực hiện khắc dấu và công bố mẫu dấu

Khắc dấu là bước tiếp theo trong quy trình các bước thành lập công ty dịch thuật. Trong đó, nếu như với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp được quyền tự quyết định hình thức thì với con dấu của công ty dịch thuật hoàn toàn khác. Con dấu của công ty dịch thuật là con dấu hình tròn. Còn lại về nội dung con dấu vẫn phải bao gồm tên công ty và mã số thuế giống như thông thường.

Bước 4: Thực hiện các công việc để công ty chính thức đi vào hoạt động.

Bước cuối cùng trong quy trình các bước thành lập công ty dịch thuật theo quy định của pháp luật là thực hiện các thủ tục hoàn tất. Theo đó, doanh nghiệp cần:

+ Treo biển hiệu của công ty để mọi người và các cơ quan chức năng quản lý dễ dàng.

+ Mở tài khoản ngân hàng để thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuế và báo cho cơ quan thuế

+ Đăng ký chữ ký số 

+ Kê khai thuế và nộp thuế

4. Kinh nghiệm thành lập công ty dịch thuật

Sau khi đã bỏ túi những điều kiện và các bước thành lập công ty dịch thuật, bạn nên bỏ túi một số kinh nghiệm để thành lập công ty suôn sẻ nhất. Những kinh nghiệm này bao gồm:

+ Lựa chọn loại hình công ty phù hợp. Trong đó, đối với công ty dịch thuật, bạn có thể chọn công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.

+ Đặt tên cho công ty với tên tiếng Việt có thể kèm theo chữ số, ký hiệu và đảm bảo 2 thành tố – loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Đặc biệt, tên doanh nghiệp phải là “duy nhất”, không có sự trùng lặp với các công ty, doanh nghiệp, tổ chức khác.

+ Công ty phải có trụ sở chính không thuộc khu vực cấm theo quy định của pháp luật.

+ Người đại diện theo pháp luật của công ty dịch thuật phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật.

+ Vốn điều lệ của doanh nghiệp cần được đảm bảo theo cam kết.

Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Thu Huế:

Trụ sở chính: Số 2 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.

Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 – Phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.

Số điện thoại: 0335470534

Như vậy là các bước thành lập công ty dịch thuật đã hoàn tất. Quy trình để thành lập công ty này tương tự như quy trình để thành lập 1 doanh nghiệp cơ bản. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho những người đang có ý định mở doanh nghiệp dịch thuật biết được điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định để tránh được các rủi ro tốt nhất.

0/5 (0 Reviews)

Luật Sư Thu Huế

Luật sư Thu Huế tên đầy đủ là Phạm Thị Thu Huế. Cô là Luật Sư chuyên về các vấn đề về kinh tế. Vừa điều hành văn phòng luật sư Thu Huế vừa là tác giả của website vpluatsuthuhue.com để cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Thủ tục đầu tư trong nước và ra nước ngoài. Thủ tục đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam. Thủ tục thực hiện các giấy phép con trong kinh doanh. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ và thủ tục điều chỉnh các giấy phép kinh doanh.

Trả lời