Hướng dẫn chi tiết cách lập tờ khai môn bài cho địa điểm kinh doanh

Trong trường hợp thành lập địa điểm kinh doanh mới, doanh nghiệp cần lập tờ khai môn bài cho địa điểm kinh doanh. Tờ khai đó được lập và hoàn tất như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Văn phòng Luật sư Thu Huế sẽ giúp bạn có được những lời khuyên hữu ích. Từ đó, thực hiện việc lập tờ khai nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Hướng dẫn lập tờ khai thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh

Tại nước ta, những quy định về thuế môn bài đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp rất rõ rệt. Điều này đã được chỉ ra cụ thể trong mẫu 01/MBAI dưới đây của nghị định số 139/2016/NĐ-CP. Chúng ta hãy cùng xem cách lập tờ khai đó được thực hiện như thế nào nhé.

1.1. Hướng dẫn điền tờ khai thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở

Nếu doanh nghiệp cần thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở công ty, việc khai thuế môn bài sẽ được thực hiện theo những bước cụ thể dưới đây.

1.1.1. Mục 1 – 11:

Trong các mục này, bạn cần điền những thông tin của doanh nghiệp. Cùng với đó là thông tin cụ thể về kỳ tính thuế cũng như lần đầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Cụ thể thông tin sẽ được điền vào từng mục trên tờ khai thuế môn bài. Hãy chú ý để điền chính xác các thông tin tương ứng với yêu cầu của tờ khai nhé.

1.1.2. Mục 21:

Doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh có nghĩa vụ nộp thuế môn bài sẽ tiến hành khai bổ sung cho cơ sở mới thành lập trong mục 21 này. Hiểu đơn giản, nếu doanh nghiệp có thêm một địa chỉ kinh doanh trực thuộc, cần hoàn tất những thông tin được nêu trong mục 21 của bảng khai.

1.1.3. Mục 22

Trong mục 22 có khá nhiều thông tin về doanh nghiệp, người nộp thuế môn bài. Bạn cần hoàn tất mục này như sau:

+ Cột 2: Dòng 1 điền tên người thực hiện nghĩa vụ nộp thuế môn bài.

+ Cột 4: Điền số vốn đang được sử dụng.

+ Cột 5: Điền vào cột này bậc môn bài tương ứng của địa điểm kinh doanh. Cụ thể có các bậc sau: Bậc 1 – trên 10 tỷ; Bậc 2: Từ 5 đến 10 tỷ; Bậc 3 – Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ; Bậc 4 – dưới 2 tỷ.

+ Cột 6: Điền vào cột này số tiền thuế phải nộp theo các bậc phù hợp với thực tế của địa điểm kinh doanh. Các bậc lần lượt trong cột này là: Bậc 1 – 3 triệu; Bậc 2 – 2 triệu; Bậc 3 – 1,5 triệu; Bậc 4 – 1 triệu.

1.1.4. Mục 23

Đối với chỉ tiêu này, bạn cần chú ý hoàn thành những thông tin sau theo yêu cầu:

+ Cột 2: Tên đơn vị thực hiện lập tờ khai môn bài.

+ Cột 4: Số vốn.

+ Cột 5: Thông thường, cột này sẽ mặc định lựa chọn bậc 4.

+ Cột 6: Mặc định lựa chọn ở đây là 1 triệu. Bạn có thể sửa đổi trong hai giá trị là 1 triệu hoặc 5 trăm nghìn đồng.

Các chỉ tiêu tương ứng trong mục này sẽ được tính cụ thể theo công thức sau đây:

+ Cột 6 dòng 2 thuộc mục 23 này chính bằng tổng của các dòng chi tiết.

+ Dòng 3 của cột 6 chính là tổng số thuế môn bài phải nộp.

1.2. Hướng dẫn điền tờ khai 01/MBAI cho địa điểm kinh doanh đăng ký khác tỉnh với doanh nghiệp trực thuộc

Hiện tại, các doanh nghiệp đã được phép thành lập địa điểm kinh doanh ở một tỉnh/ thành phố khác so với trụ sở. Khi đó, việc hoàn thiện tờ khai thuế môn bài sẽ có một chút khác biệt. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được những khác biệt và hoàn tất tờ khai này một cách chính xác nhất.

1.2.1. Doanh nghiệp cần làm gì khi đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh?

Lúc này, điều đầu tiên địa điểm kinh doanh đó cần làm chính là thực hiện đăng ký mã số thuế phù hợp. Việc này phải được hoàn tất tại chi cục thuế nơi đặt địa điểm kinh doanh. Chỉ khi đã hoàn tất đăng ký mã số thuế, các địa điểm kinh doanh mới có thể hoàn tất tờ khai thuế môn bài cũng như thực hiện những nghĩa vụ tài chính của mình.

1.2.3. Hướng dẫn điền tờ khai 01/MBAI đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Chi tiết việc này có một chút khác biệt so với trường hợp địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở. Văn phòng Luật sư Thu Huế sẽ giúp bạn biết cách điền, hoàn thiện từng mục trong bản khai này.

1.2.3.1 Từ mục 1 đến mục 11

Với những mục này, người thực hiện việc khai thuế môn bài cần điền thông tin về địa điểm kinh doanh mới mở là ở đâu. Đồng thời, bổ sung các thông tin liên quan tới kỳ tính thuế tương ứng cũng như lần đầu nộp thuế của doanh nghiệp là vào thời điểm nào.

Một lưu ý quan trọng cần ghi nhớ khi thực hiện bước này chính là phải hoàn tất mã số thuế 13 chữ số mới được cấp. Mã số này sẽ giúp việc xem xét, xử lý cũng như quản lý thuế môn bài của các cơ quan chức năng dễ dàng hơn.

1.2.3.2. Mục 21

Đây chính là mục cần thiết đối với những cơ sở mới thành lập của doanh nghiệp. Nếu bạn mới có một địa điểm kinh doanh mới chưa được nhắc đến trong lần khai thuế trước, hãy hoàn tất thông tin này. Từ đó, giúp đơn vị quản lý thuế nắm bắt được thông tin và đưa ra những hướng dẫn, chính sách cụ thể.

1.2.3.3. Mục 22

Trong mục này, bạn cần tiến hành khai báo các thông tin liên quan tới người thực hiện nghĩa vụ nộp thuế môn bài. Đặc biệt, đừng quên khai báo tên Địa điểm kinh doanh được nhắc đến trong tờ khai thuế môn bài đó nhé.

2. Thủ tục nộp tờ khai và thuế môn bài bạn nên biết

Khi đã có tờ khai, bạn cần nhanh chóng nộp tờ khai. Đồng thời, hoàn tất nghĩa vụ thuế của mình.

2.1. Thời hạn nộp lệ phí môn bài đối với địa điểm kinh doanh

+ Việc khai lệ phí môn bài một lần sẽ được thực hiện khi mới bắt đầu hoạt động kinh doanh. Việc này phải được hoàn tất trong tháng mà địa điểm kinh doanh đó bắt đầu hoạt động.

+ Với trường hợp địa điểm kinh doanh đã thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động, thời hạn nộp thuế môn bài là 30 ngày.

2.2. Hồ sơ khai lệ phí môn bài bao gồm những gì?

Hồ sơ này không cần nhiều giấy tờ. Nó chỉ bao gồm tờ khai thuế môn bài của địa điểm kinh doanh được làm theo mẫu 01/MBAI. Trong trường hợp người có trách nhiệm không thể thực hiện việc khai thuế môn bài, cần có giấy ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện.

2.3. Địa điểm thực hiện việc nộp phí môn bài là ở đâu?

+ Nếu địa điểm kinh doanh ở cùng một địa phương cấp tỉnh với DN, việc này được thực hiện tại Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp của người nộp thuế.

+ Với những trường hợp địa điểm kinh doanh nằm ngoài địa phương cùng tỉnh với trụ sở doanh nghiệp. Việc này sẽ được thực hiện tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của địa điểm kinh doanh đó.

3. Lời khuyên dành cho bạn

Trên đây, Văn phòng Luật Sư Thu Huế đã giúp bạn tìm hiểu về việc lập tờ khai thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh. Với mỗi trường hợp cụ thể, bạn hãy hoàn thành công việc bằng cách điền các mục tương ứng.

Trong trường hợp không có thời gian dành cho việc làm tờ khai, bạn có thể liên hệ với Văn phòng Luật sư Thu Huế. Chúng tôi hiện đang cung cấp dịch vụ hoàn tất thuế phí, đăng ký doanh nghiệp. Những chuyên viên tư vấn luật giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn hoàn thành tờ khai thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh theo cách hoàn hảo nhất đấy.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THU HUẾ – NƠI NIỀM TIN NHÂN ĐÔI

  • Địa chỉ trụ sở: Số 02 – Phố Tô Hiệu – Phường Tô Hiệu – Thành Phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
  • Chi nhánh: Số 1A – Ngõ 74 phố Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội.
  • Giám đốc văn phòng: Luật sư Phạm Thị Thu Huế.
0/5 (0 Reviews)

Luật Sư Thu Huế

Luật sư Thu Huế tên đầy đủ là Phạm Thị Thu Huế. Cô là Luật Sư chuyên về các vấn đề về kinh tế. Vừa điều hành văn phòng luật sư Thu Huế vừa là tác giả của website vpluatsuthuhue.com để cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Thủ tục đầu tư trong nước và ra nước ngoài. Thủ tục đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam. Thủ tục thực hiện các giấy phép con trong kinh doanh. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ và thủ tục điều chỉnh các giấy phép kinh doanh.

Trả lời